Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1279:1993
CÀ PHÊ NHÂN - BAO GÓI, GHI NHÃN, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN
Green coffee - Packing, marking, storage and transportation
Lời nói đầu
TCVN 1279 – 1993 thay thế TCVN 1279 – 84;
TCVN 1279 – 1993 do Ban Kỹ thuật thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành theo quyết định số 38/QĐ ngày 9 tháng 2 năm 1993.
1. Bao gói
1.1. Cà phê nhân được đựng trong những bao dệt bằng sợi đay ngâm hoặc trong các công ten nơ chuyên dụng.
1.2. Bao phải được dệt và may chắc chắn, không bị xô dạt, thủng rách hoặc bị đứt chỉ khi chưa đựng, vận chuyển và bảo quản cà phê. Bao phải đồng mầu, khô, sạch, không có mùi lạ.
1.3. Miệng bao phải được khâu kín bằng sợi đay xe hoặc làm bằng các chất liệu không phải là kim loại, đảm bảo bền chắc, không bị bục, đứt khi bảo quản, vận chuyển.
1.4. Khối lượng tịnh của mỗi bao cà phê là 60kg ± 0,18kg nhưng khối lượng trung bình mỗi bao khi kiểm tra không nhỏ hơn 60 kg.
1.5. Nếu xuất hàng bằng công ten nơ kích thước công ten nơ phải phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của các phương tiện vận chuyển hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Công ten nơ phải kín và bền vững không bị biến dạng khi bốc xếp và vận chuyển.
1.6. Công ten nơ được làm bằng chất liệu không mùi, có khả năng cách ẩm tốt và không làm nhiễm bẩn cà phê.
2. Ghi nhãn
2.1. Nhãn được in trực tiếp trên hai mặt bao, hoặc trên bốn mặt của công ten nơ với nội dung sau:
- Tên và địa chỉ nơi sản xuất hàng;
- Tên sản phẩm:
- Loại;
- Khối lượng tịnh và cả bì;
- Tháng, năm sản xuất;
- Tên và địa chỉ nơi nhập hàng;
- Ký hiệu lô hàng và những chỉ dẫn khi khách hàng yêu cầu.
2.2. Nét chữ và số in trong nhãn phải rõ ràng. Trên bao đay phải dùng mực màu thẫm. Trên công ten nơ phải dùng sơn.
2.3. Giống cà phê được viết tắt bằng chữ in hoa như sau:
Cà phê chè (Arabica): A
Cà phê vôi (Robusta): R
Cà phê mít (Chari): C
2.4. Trong một lô hàng, nhãn phải được in cùng màu, cùng màu chữ, mẫu số.
3. Bảo quản
3.1. Kho bảo quản cà phê phải kín, khô, sạch, không có mùi lạ. Nền, tường và trần phải cách ẩm tốt, phải bố trí cửa sổ hợp lý để thông gió khi cần thiết. Độ ẩm tương đối của không khí trong kho không lớn hơn 70%
3.2. Trong kho những bao cà phê được xếp trên các sàn gỗ bằng gỗ chắc chắn, mặt sàn cách nền không ít hơn 0,3m.
3.3. Cà phê được bảo quản trong kho theo từng lô hàng riêng biệt, trật tự cách tường ít nhất 0,5m. Bố trí lối đi hợp lý thuận tiện cho việc kiểm tra và xuất hàng.
3.4. Không cho phép chứa trong kho cà phê những hàng hóa khác có mùi lạ hoặc dễ làm bẩn bao bì.
3.5. Cà phê nhân có thể được bảo quản ở trạng thái rời trước khi cho vào công ten nơ để xuất kho.
4. Vận chuyển
4.1. Phương tiện vận chuyển: phải khô, sạch, không có mùi lạ, phải có mui hoặc bạt che đảm bảo chống mưa, nắng trên đường vận chuyển.
4.2. Khi bốc dỡ, vận chuyển hàng phải cẩn thận, không làm rách thủng hoặc bẩn ngoài mặt bao, không làm biến dạng hoặc hư hỏng công ten nơ chứa cà phê.
4.3. Cà phê chứa trong công ten nơ phải có phương tiện bốc dỡ.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7032:2002 (ISO 10470 : 1993) về cà phê nhân - bảng tham chiếu đánh giá khuyết tật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2001 về cà phê nhân - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5702:1993 về cà phê nhân - lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5249:1990 về cà phê - phương pháp thử nếm do Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6538:1999 (ISO 6668 - 1991)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6539:1999 (ISO 4072-1998)
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6602:2000 (ISO 8455:1986) về cà phê nhân đóng bao - hướng dẫn bảo quản và vận chuyển do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14026:2019 (ISO 14026:2017) về Nhãn môi trường và công bố môi trường - Nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn để trao đổi thông tin về dấu vết
- 1Quyết định 38-QĐ năm 1993 ban hành năm tiêu chuẩn Việt Nam về Cà phê nhân của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7032:2002 (ISO 10470 : 1993) về cà phê nhân - bảng tham chiếu đánh giá khuyết tật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2001 về cà phê nhân - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5702:1993 về cà phê nhân - lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5249:1990 về cà phê - phương pháp thử nếm do Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6538:1999 (ISO 6668 - 1991)
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6539:1999 (ISO 4072-1998)
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6602:2000 (ISO 8455:1986) về cà phê nhân đóng bao - hướng dẫn bảo quản và vận chuyển do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14026:2019 (ISO 14026:2017) về Nhãn môi trường và công bố môi trường - Nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn để trao đổi thông tin về dấu vết
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1279:1993 về cà phê nhân - bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN1279:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 09/02/1993
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra