Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Security management systems for the supply chain - Best practices for implementing supply chain security, assessments and plans - Requirements and guidance
Lời nói đầu
TCVN ISO 28001:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 28001:2007;
TCVN ISO 28001:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Sự cố an toàn đối với chuỗi cung ứng quốc tế là mối đe dọa đối với thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Con người, hàng hóa, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, bao gồm cả phương tiện vận tải, cần được bảo vệ khỏi các sự cố an toàn và các tác động có khả năng hủy hoại của các sự cố đó. Việc bảo vệ này mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế và xã hội.
Chuỗi cung ứng quốc tế rất năng động, gồm nhiều thực thể và các đối tác kinh doanh. Tiêu chuẩn này thừa nhận tính phức tạp như vậy. Tiêu chuẩn này được xây dựng để cho phép tổ chức riêng biệt trong chuỗi cung ứng áp dụng các yêu cầu thích hợp với mô hình hoạt động đặc thù của tổ chức và vai trò, chức năng của tổ chức trong chuỗi cung ứng quốc tế.
Tiêu chuẩn này đưa ra lựa chọn cho các tổ chức trong việc thiết lập và lập thành văn bản ở mức độ an toàn hợp lý trong chuỗi cung ứng quốc tế và các yếu tố của chuỗi cung ứng đó. Nó cho phép các tổ chức đưa ra quyết định tốt hơn dựa trên rủi ro liên quan đến an toàn trong chuỗi cung ứng quốc tế này.
Tiêu chuẩn này là đa phương thức và có thể dùng để phối hợp và bổ sung cho Khuôn khổ Tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) để đảm bảo an ninh và thuận lợi hóa thương mại toàn cầu. Tiêu chuẩn này không cố gắng để bao trùm, thay thế các chương trình an toàn chuỗi cung ứng của cơ quan hải quan và các yêu cầu chứng nhận, xác nhận.
Việc sử dụng tiêu chuẩn này sẽ giúp tổ chức thiết lập mức độ đầy đủ về an toàn trong từng phần của chuỗi cung ứng quốc tế mà tổ chức kiểm soát. Tiêu chuẩn này cũng là cơ sở để xác định hoặc kiểm tra xác nhận mức độ an toàn hiện có trong chuỗi cung ứng của tổ chức nhờ đánh giá nội bộ hoặc bên ngoài hay do các cơ quan nhà nước chọn việc sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn này làm cơ sở để chấp nhận tổ chức vào chương trình an toàn chuỗi cung ứng. Khách hàng, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước và các bên khác có thể yêu cầu tổ chức tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này phải trải qua một cuộc đánh giá hoặc kiểm tra xác nhận sự phù hợp đó. Các cơ quan nhà nước có thể thừa nhận lẫn nhau kết quả kiểm tra xác nhận do cơ quan nhà nước khác thực hiện. Nếu lựa chọn đánh giá của bên thứ ba thì tổ chức cần xem xét sử dụng tổ chức chứng nhận bên thứ ba được công nhận bởi cơ quan công nhận có năng lực, là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (xem phụ lục C).
Tiêu chuẩn này không lặp lại các yêu cầu của chính phủ và các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn chuỗi cung ứng phù hợp với Khuôn khổ An toàn của WCO (WCO SAFE Framework). Các tổ chức đã được chứng nhận hoặc xác nhận do các chính phủ thừa nhận lẫn nhau thì cũng phù hợp với tiêu chuẩn này.
Kết quả đầu ra của tiêu chuẩn này sẽ là:
- Tuyên bố bao quát xác định ranh giới của chuỗi cung ứng được bảo vệ bằng kế hoạch an toàn;
- Đánh giá an toàn lập thành văn bản các điểm yếu của chuỗi cung ứng để xác định các kịch bản đe dọa an toàn. Đánh giá cũng mô tả những tác động có thể dự kiến một cách hợp lý từ mỗi kịch bản đe dọa an toàn tiềm ẩn.
- Kế hoạch an toàn mô tả các biện pháp an toàn lập ra để quản lý các kịch bản đ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10578:2014 (ISO 10377:2013) về An toàn sản phẩm tiêu dùng - Hướng dẫn người cung ứng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17050-1:2007 (ISO/IEC 17050-1:2004) về Đánh giá sự phù hợp - Công bố của nhà cung ứng về sự phù hợp - Phần 1: Yêu cầu chung
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2:2015 về Quy phạm thực hành tốt về tiêu chuẩn hóa
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 28000:2013 (ISO 28000:2007) về Quy định đối với hệ thống quản lý an toàn chuỗi cung ứng
- 1Quyết định 3665/QĐ-BKHCN năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2008 (ISO 9001 : 2008) về hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2013 (ISO 19011 : 2011) về Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17021:2011 (ISO/IEC 17021:2011) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004/Cor.1:2009) về Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10578:2014 (ISO 10377:2013) về An toàn sản phẩm tiêu dùng - Hướng dẫn người cung ứng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17050-1:2007 (ISO/IEC 17050-1:2004) về Đánh giá sự phù hợp - Công bố của nhà cung ứng về sự phù hợp - Phần 1: Yêu cầu chung
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7620:2007 (ISO/PAS 17712:2006) về Công te nơ vận chuyển - Dấu niêm phong cơ khí
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2:2015 về Quy phạm thực hành tốt về tiêu chuẩn hóa
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 28000:2013 (ISO 28000:2007) về Quy định đối với hệ thống quản lý an toàn chuỗi cung ứng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 28001:2014 (ISO 28001:2007) về Hệ thống quản lý an toàn chuỗi cung ứng - Thực hành tốt áp dụng an toàn chuỗi cung ứng, đánh giá và hoạch định - Yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
- Số hiệu: TCVNISO28001:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra