Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ISO 11426:2014
Jewellery - Determination of gold in gold jewellery alloys - Cupellation method (fire assay)
Lời nói đầu
TCVN 9875:2017 thay thế TCVN 9875:2013 (ISO 11426:1997).
TCVN 9875:2017 hoàn toàn tương với ISO 11426:2014.
TCVN 9875:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174, Đồ trang sức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
TCVN 9875:2017 (ISO 11426:2014) quy định phương pháp cupel hóa (hỏa luyện) để xác định hàm lượng vàng trong hợp kim vàng trang sức. Tuy nhiên, khi xác định hàm lượng vàng theo tiêu chuẩn này, nếu nghi ngờ trong mẫu có chứa một trong các nguyên tố: lridi (Ir), Osmi (Os), Rutheni (Ru), Wolfram (W) thì cần phải tiến hành xác định hàm lượng vàng trong mẫu thu được sau khi thử theo TCVN 9876:2017 (ISO 15093:2015), Đồ trang sức - Xác định hàm lượng kim loại quý trong hợp kim vàng, platin, paladi 999 ‰ dùng làm đồ trang sức - Phương pháp hiệu số sử dụng ICP-OES.
ĐỒ TRANG SỨC - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀNG TRONG HỢP KIM VÀNG TRANG SỨC - PHƯƠNG PHÁP CUPEL HÓA (HỎA LUYỆN)
Jewellery - Determination of gold in gold jewellery alloys - Cupellation method (fire assay)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp cupel hóa (hỏa luyện) để xác định vàng trong hợp kim vàng dùng làm đồ trang sức. Hàm lượng vàng thích hợp nhất là từ 333 phần nghìn (‰) đến 999 phần nghìn (‰).
Phương pháp này được đặc biệt áp dụng cho hợp kim vàng có chứa bạc, đồng và kẽm. Một số thay đổi được đưa ra khi nickel và/hoặc paladi có trong thành phần hợp kim được gọi là vàng trắng cũng như đối với hợp kim có hàm lượng vàng từ 990 phần nghìn (‰) trở lên.
Phương pháp này dùng làm phương pháp khuyến nghị để xác định tuổi trong hợp kim được nêu trong TCVN 10616 (ISO 9202).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9877:2013 (ISO 11596:2008), Đồ trang sức - Phương pháp lấy mẫu các hợp kim kim loại quý dùng làm đồ trang sức và các sản phẩm liên quan.
Hợp kim vàng được thêm bạc, tạo hợp chất với chì và cupel hóa trong lò cupel cho đến khi thu được một hạt kim loại quý. Sau khi làm phẳng và cán mỏng, bạc được chiết tách (hầu hết) trong axit nitric và lượng vàng được cân. Sai số hệ thống có thể có trong quy trình này được loại trừ bằng phân tích mẫu chuẩn đối chứng song song.
CHÚ THÍCH Sự tách bạc là cho bạc vào hợp kim vàng với một tỷ lệ đặc trưng để có thể tách vàng khỏi bạc bằng axit nitric.
Trong quá trình phân tích, nếu không có công bố nào khác, chỉ sử dụng thuốc thử có độ tinh khiết phân tích được công nhận và chỉ dùng nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
4.1 Axit nitric, 33 % theo khối lượng, có hàm lượng halogenur thấp không đáng kể (kiểm tra bằng phép thử bạc nitrat)..
4.2 Axit nitric, 49 % theo khối lượng, có hàm lượng halogenur thấp không đáng kể (kiểm tra bằng phép thử bạc nitrat).
4.3 Chì, tinh khiết phân tích, không chứa kim loại quý và bismuth, ở dạng lá, hạt hoặc viên.
4.4 Bạc tinh khiết, dùng để cho thêm, độ tinh khiết nhỏ nhất 999,9 phần nghìn (‰) theo khối lượng, không chứa vàng và kim loại nhóm platin.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10621:2014 (ISO 11489:1995) về Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức - Phương pháp trọng lượng bằng cách khử với thủy ngân (I) clorua
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10622:2014 (ISO 13756:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng bạc trong hợp kim bạc dùng làm đồ trang sức - Phương pháp thể tích (chuẩn độ điện thế) sử dụng natri clorua hoặc kali clorua
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10623:2014 (ISO 11494:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức - Phương pháp ICP-OES sử dụng ytri như nguyên tố nội chuẩn
- 1Quyết định 3991/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Đồ trang sức do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9875:2013 về Xác định hàm lượng vàng trong hợp kim vàng trang sức - Phương pháp cupen hóa (hỏa luyện)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9877:2013 (ISO 11596:2008) về Đồ trang sức - Phương pháp lấy mẫu các hợp kim kim loại quý dùng làm đồ trang sức và các sản phẩm liên quan
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10616:2014 (ISO 9202:2014) về Đồ trang sức - Độ tinh khiết của hợp kim kim loại quý
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10621:2014 (ISO 11489:1995) về Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức - Phương pháp trọng lượng bằng cách khử với thủy ngân (I) clorua
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10622:2014 (ISO 13756:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng bạc trong hợp kim bạc dùng làm đồ trang sức - Phương pháp thể tích (chuẩn độ điện thế) sử dụng natri clorua hoặc kali clorua
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10623:2014 (ISO 11494:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức - Phương pháp ICP-OES sử dụng ytri như nguyên tố nội chuẩn
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9876:2017 (IEC 15093:2015) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng kim loại quý trong hợp kim vàng, platin, paladi 99 ‰ dùng làm đồ trang sức - Phương pháp hiệu số sử dụng ICP-OES
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9875:2017 (ISO 11426:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng vàng trong hợp kim vàng trang sức - Phương pháp cupel hóa (hỏa luyện)
- Số hiệu: TCVN9875:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra