Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGŨ CỐC VÀ SẢN PHẨM NGŨ CỐC - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN CƠ BẢN)
Cereals and cereal products - Determination of moisture content (Basic reference method)
Lời nói đầu
TCVN 9706:2013 hoàn toàn tương đương ISO 711:1985.
TCVN 9706:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Phương pháp chuẩn cơ bản quy định trong tiêu chuẩn này cho phép loại bỏ hoàn toàn độ ẩm ra khỏi sản phẩm và đã được chứng minh bằng phép thử thuận nghịch và phép thử bổ sung ẩm, tránh được mọi thay đổi thành phần hóa học của sản phẩm, đặc biệt là quá trình oxy hóa và hao hụt chất hữu cơ dễ bay hơi.
NGŨ CỐC VÀ SẢN PHẨM NGŨ CỐC - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN CƠ BẢN)
Cereals and cereal products - Determination of moisture content (Basic reference method)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn cơ bản để xác định độ ẩm của ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc 1).
Phương pháp này không áp dụng cho ngô, phương pháp dùng cho ngô được quy định trong Phụ lục của TCVN 4846 (ISO 6540), Ngô - Phương pháp xác định hàm lượng ẩm (ngô bột và ngô hạt).
Phương pháp này cần sử dụng thiết bị đặc biệt và người phân tích phải có kinh nghiệm, do đó chỉ phù hợp với các phòng thử nghiệm chuyên biệt và dùng làm phương pháp đối chứng khi kiểm tra và hoàn thiện các phương pháp thông dụng để xác định độ ẩm (xem TCVN 9306 (ISO 712). Tiêu chuẩn này không sử dụng để xử lý tranh chấp trong thương mại.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5451 (ISO 950)*), Ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt).
TCVN 9306 (ISO 712), Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Xác định hàm lượng ẩm (Phương pháp chuẩn).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Độ ẩm (moisture content)
Hao hụt khối lượng của sản phẩm, tính bằng phần trăm, trong các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.
Nghiền mẫu sau khi xử lý sơ bộ, nếu cần. Sấy phần mẫu thử dưới áp suất giảm, ở nhiệt độ từ 450C đến 500C và có chất hút ẩm, cho đến khi thu được khối lượng không đổi.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1. Cân phân tích.
5.2. Thiết bị dùng để giảm áp suất, từ 1,3 kPa đến 2,6 kPa2), ví dụ: bơm nước.
5.3. Máy nghiền, có các đặc tính sau:
a) được làm bằng chất liệu không hấp thụ ẩm;
b) dễ làm sạch và có khoảng chết càng nhỏ càng tốt;
c) có thể nghiền nhanh và cho cỡ hạt đồng đều, không tăng nhiệt đáng kể, không tiếp xúc với không khí bên ngoài;
d) có thể điều chỉnh để thu được hạt nghiền có đường kính như trong 7.1.1.
5.4. Đĩa kim loại 3) không bị ăn mòn trong các điề
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 514:2002 về ngũ cốc - Xác định hàm lượng đường tổng số và tinh bột bằng phương pháp Lane-Eynon do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 603:2004 về ngũ cốc và đậu đỗ - Đậu xanh hạt - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 673:2006 về ngũ cốc và sản phẩm nghiền từ ngũ cốc – Phương pháp xác định độ axít chuẩn độ được
- 1Quyết định 1016/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4846:1989 (ISO 6540-1980) về ngô - Phương pháp xác định hàm lượng ẩm (ngô bột, ngô hạt) do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:2008 (ISO 13690:1999) về ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền - lấy mẫu từ khối hàng tĩnh
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 514:2002 về ngũ cốc - Xác định hàm lượng đường tổng số và tinh bột bằng phương pháp Lane-Eynon do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 603:2004 về ngũ cốc và đậu đỗ - Đậu xanh hạt - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 673:2006 về ngũ cốc và sản phẩm nghiền từ ngũ cốc – Phương pháp xác định độ axít chuẩn độ được
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9027:2011 (ISO 24333:2009) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Lấy mẫu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9706:2013 (ISO 711:1985) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Xác định độ ẩm (Phương pháp chuẩn cơ bản)
- Số hiệu: TCVN9706:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra