Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9559:2013

ISO 3507:1999

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH – BÌNH TỶ TRỌNG

Laboratory glassware – Pyknometers

Lời nói đầu

TCVN 9559:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 3507:1999.

TCVN 9559:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH – BÌNH TỶ TRỌNG

Laboratory glassware – Pyknometers

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với dãy bình tỷ trọng sử dụng trong phòng thí nghiệm để xác định khối lượng riêng của chất lỏng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại bình tỷ trọng chuyên dùng cho các sản phẩm đặc biệt, hoặc không được sử dụng phổ biến. Các chi tiết cụ thể xác định loại bình tỷ trọng này đã có trong các tiêu chuẩn quy định hoặc mô tả cách sử dụng chúng.

Phụ lục A mô tả một thiết bị thích hợp dùng để điều chỉnh mức chất lỏng ở cổ của bình tỷ trọng Reischauer.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1046 (ISO 719), Thủy tinh – Độ bền nước của hạt thủy tinh ở 98 oC – Phương pháp thử và phân loại.

TCVN 8829 (ISO 383), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Khớp nối nhám hình côn có thể lắp lẫn.

ISO 384:1978, Laboratory glassware – Principles design, construction and use (Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Nguyên tắc thiết kế và kết cấu của dụng cụ thủy tinh đo dung tích).

ISO 386, Liquid-in-glass laboratory thermometers – Principles of design, construction and use (Nhiệt kế thủy tinh chất lỏng trong phòng thí nghiệm – Nguyên tắc thiết kế, kết cấu và sử dụng).

ISO 3585, Borosilicate glass 3.3 – Properties (Thủy tinh borosilicat 3.3 – Các tính chất).

3. Cơ sở điều chỉnh

3.1. Đơn vị thể tích

Đơn vị thể tích là mililít (ml), tương đương với centimét khối (cm3).

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ mililít (ml) thường được dùng như một tên gọi đặc biệt của centimét khối (cm3), theo quyết định của Hội nghị cân đo quốc tế lần thứ 12. Nói chung, thuật ngữ mililít được chấp nhận để tham chiếu trong các tiêu chuẩn quốc tế về dung tích của dụng cụ đo thể tích và được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

3.2. Nhiệt độ chuẩn

Nếu dung tích thực được ghi khắc trên bình tỷ trọng, thì nhiệt độ mà tại đó dung tích thực này được xác định cũng phải được ghi khắc trên bình tỷ trọng. Trong điều kiện bình thường nhiệt độ chuẩn là 20 oC.

Ở những nước nhiệt đới có nhiệt độ làm việc thường trên 20 oC, thì có thể sử dụng nhiệt độ chuẩn là 27 oC.

4. Kiểu và dãy kích cỡ

Có hai kiểu bình tỷ trọng dạng ống và bốn kiểu bình tỷ trọng dạng bầu được quy định như được liệt kê trong Bảng 1 và được minh họa trong các hình từ Hình 1 đến Hình 6. Các Kiểu 1 và 2, dạng ống, để treo; Kiểu 3, 4, 5 và 6, dạng bầu, để đứng tự do trên đáy phẳng.

Các Kiểu 1, 3 và 4, và kiểu 2 nếu có nắp đậy, được sử dụng cho các chất lỏng bay hơi. Kiểu 5 được sử dụng cho các vật liệu có độ nhớt cao.

Dãy kích cỡ cho mỗi kiểu bình tỷ trọng được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Kiểu và kích cỡ của bình

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9559:2013 (ISO 3507:1999) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình tỷ trọng

  • Số hiệu: TCVN9559:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản