Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9338:2012

HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỜI GIAN ĐÔNG KẾT

Heavyweight concrete mixtures - Determination of time of setting

Lời nói đầu

TCVN 9338:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 376:2006 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9338:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỜI GIAN ĐÔNG KẾT

Heavyweight concrete mixtures - Determination of time of setting

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định thời gian đông kết của hỗn hợp bê tông nặng có độ sụt lớn hơn 0 mm. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các loại vữa, vữa lỏng chế tạo sẵn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

TCVN 3106:1993, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt.

TCVN 9340:2012, Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Cường độ kháng xuyên (Penetration resistance)
Khả năng của hỗn hợp bê tông chống lại sự xuyên của các kim tiêu chuẩn và được xác định bằng cách chia trị số lực xuyên ghi nhận được cho diện tích đầu mũi kim.

3.2 Thời gian đông kết (Time of setting)

Khoảng thời gian, kể từ khi xi măng bắt đầu trộn với nước đến khi hỗn hợp đạt được cường độ kháng xuyên quy ước.

3.3 Thời gian bắt đầu đông kết của hỗn hợp bê tông (Time of initial setting)

Khoảng thời gian kể từ khi xi măng bắt đầu trộn với nước đến khi hỗn hợp vữa (được sàng tách ra từ hỗn hợp bê tông) đạt được cường độ kháng xuyên tương ứng 3,5 MPa.

3.4 Thời gian kết thúc đông kết của hỗn hợp bê tông (Time of final setting)

Khoảng thời gian kể từ khi xi măng bắt đầu trộn với nước đến khi hỗn hợp vữa (được sàng tách ra từ hỗn hợp bê tông) đạt được cường độ kháng xuyên tương ứng 27,6 MPa.

4. Nguyên tắc

Mẫu thử là phần vữa được sàng tách từ hỗn hợp bê tông. Đo lực cản của vữa chống lại sự xuyên của các kim tiêu chuẩn sau những thời gian nhất định. Thời gian bắt đầu và kết thúc đông kết được xác định cơ sở khi cường độ kháng xuyên đạt tương ứng 3,5 MPa và 27,6 MPa.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1 Dụng cụ thử xuyên: bao gồm lực kế và các kim xuyên tiêu chuẩn (xem Hình 1). Lực kế có khả năng đo lực xuyên tối đa không nhỏ hơn 600 N, với độ chính xác ± 10 N. Kim xuyên được lắp vào lực kế. Kim xuyên gồm 6 loại với đầu kim hình tròn và có tiết diện như sau: 645, 323, 161, 65, 32 và 16 mm2. Mỗi kim đều được khắc một vạch xung quanh thân cách đều mũi 25 mm. Kim với tiết diện đầu mũi 16 mm2 phải có chiều dài không quá 90 mm.

CHÚ DẪN:

1. Lực kế

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9338:2012 về Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết

  • Số hiệu: TCVN9338:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản