Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG VÀ BÊ TÔNG NẶNG - LẤY MẪU, CHẾ TẠO VÀ BẢO DỠNG MẪU THỬ
Heavyweight concrete compound and heavyweight concrete - Samling, making and curing of test specimens
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu hỗn hợp bê tông nặng, phương pháp chế tạo và bảo dưỡng các mẫu thử bê tông nặng dùng để kiểm tra các tính chất của chúng trong quá trình thi công, sản xuất và nghiệm thu các kết cấu sản phẩm.
Hỗn hợp bê tông nặng là hỗn hợp đã được nhào trộn đồng nhất theo một tỷ lệ hợp lý các vật liệu sau : chất kết dính, nước, cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ và phụ gia (nếu có) kể từ lúc trộn xong cho tới khi còn chưa rắn chắc.
Bê tông nặng là hỗn hợp bê tông nặng đã rắn chắc sau khi tạo hình.
2. Phương pháp lấy mẫu hỗn hợp bê tông
2.1. Mẫu thử các tính chất của hôn hợp bê tông được lấy tại hiện trường hoặc được chuẩn bị trong phòng thí nghiệm. Mẫu hiện trường được lấy khi cần kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê tông hoặc bê tông trong quá trình sản xuất, thi công và nghiệm thu. Mẫu thử trong phòng thí nghiệm được chuẩn bị khi cần thiết kế mác bê tông hoặc kiểm tra các thành phần định mức vật liệu trước khi thi công.
2.2. Tại hiện trường, mẫu được lấy tại đúng vị trí cần kiểm tra. Đối với bê tông toàn khối - tại nơi đổ bê tông, đối với bê tông sản xuất cấu kiện đúc sẵn - tại nơi đúc sản phẩm, đối với bê tông trạm trộn hoặc trong quá trình vận chuyển - tại cửa xả của máy trộn hoặc ngáy trên dây chuyền vận chuyển.
2.3. Mẫu cần lấy không ít hơn l,5 lần tổng thể tích số các viên mẫu bê tông cần đúc và các phép thử hỗn hợp bê tông cần thực hiện, song không ít hơn 20 lít.
2.4. Mẫu được lấy phải thực sự đại diện cho khối hỗn hợp bê tông cần kiểm tra. Mẫu đại diện được gộp ít nhất từ 3 mẫu cục bộ lấy với khối lượng xấp xỉ bằng nhau nhưng ở các vị trí khác nhau. Khi lấy các mẫu cục bộ từ máy trộn cần chọn phần giữa cối trộn, không lấy ở đầu và cuối cối trộn.
2.5. Các mẫu cục bộ sau từng lần lấy được chứa trong các dụng cụ đựng sạch, không hút nước và được bảo quản để mẫu không bị mất nước và bị tác dụng của nhiêt độ cao. Thời gian lấy xong một mẫu đại diện không kéo dài quá 15 phút.
Mẫu hỗn hợp bê tông trong phòng thí nghiệm được chế tạo theo nguyên tắc: dùng vật liệu đúng như vật liệu hiện trường; cân đong vật liệu bảo đảm sai số không vượt quá 1% đốị với xi măng, nước trộn và phụ gia, 2% đối với cốt liệu; trộn hỗn hợp theo quy trình và thiết bị để tạo ra hỗn hợp có chất lượng tương đương như trong điều kiện sản xuất thi công.
2.6. Trước khi thử hoặc đúc khuôn, toàn bộ mẫu được trộn đều lại bằng xẻng. Sau đó, các chỉ tiêu của hỗn hợp bê tông được tiến hành thử ngay không chậm hơn 5 phút các viên mẫu bê tông cần đúc cũng được tiến hành đúc ngay không chậm hơn 15 phút kể từ lúc lấy xong toàn bộ mẫu.
3.1. Mẫu thử các tính chất của bê tông được đúc theo từng lô sản phẩm đúc sẵn hoặc theo từng khối đổ tại chỗ. Số lượng mẫu thử bê tông quy định cho một lô sản phẩm hoặc cho một khối để được lấy theo các quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành cho mỗi dạng sản phẩm hoặc kết cấu có khối đổ đó.
3.2. Hỗn hợp bê tông dùng để đúc mẫu được lấy theo mục 2 của tiêu chuẩn này.
3.3. Mẫu bê tông được đúc thành các viên theo các tổ. Tổ mẫu thử chống thấm gồm 6 viên, tổ mẫu thử mỗi chl tiểu khác gồm 3 viên. Kích thước cạnh nhỏ nhất của mỗi viên tuỳ theo cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu dùng để chế tạo bê tông được quy định trong bảng l.
Chú thích: Đối với các viên mẫu thử mài mòn cho phép đúc trong khuôn có kích thước cạnh 70,7 mm khi cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 20mm.
Bảng 1
Cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 162:2004 về bê tông nặng - phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 354:2005 về bê tông nặng - phương pháp xác định hàm lượng sunfat trong bê tông do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 376: 2006 về hỗn hợp bê tông nặng –phương pháp xác định thời gian đông kết do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3110:1993 về hỗn hợp bê tông nặng phương pháp phân tích thành phần
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3108:1993 về hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp xác định khối lượng thể tích
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9338:2012 về Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 162:2004 về bê tông nặng - phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 354:2005 về bê tông nặng - phương pháp xác định hàm lượng sunfat trong bê tông do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 376: 2006 về hỗn hợp bê tông nặng –phương pháp xác định thời gian đông kết do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3110:1993 về hỗn hợp bê tông nặng phương pháp phân tích thành phần
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3108:1993 về hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp xác định khối lượng thể tích
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9338:2012 về Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3015:1993 về hỗn hợp bê tông nặng - lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử
- Số hiệu: TCVN3015:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1993
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra