MÁY LÀM ĐẤT - MÁY XÚC LẬT - CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC LỰC GẦU XÚC VÀ TẢI TRỌNG LẬT
Earth-moving machinery - Loaders - Methods measuring tool forces and tipping loads
Lời nói đầu
TCVN 9323:2012 được soát xét từ TCXD 255:2001 theo ISO 14397-1:2007 và ISO 14397-2:2007 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9323:2012 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY LÀM ĐẤT - MÁY XÚC LẬT - CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC LỰC GẦU XÚC VÀ TẢI TRỌNG LẬT
Earth-moving machinery - Loaders - Methods measuring tool forces and tipping loads
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo các lực gầu xúc và tải trọng lật của máy xúc lật cùng các trạng thái giới hạn của máy.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy xúc lật bánh lốp và bánh xích.
Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.
ISO 6165:1987, Earth-moving machinery - Basic types - Vocabulary.
ISO 14397-1:2007, Earth-moving machinery - Loaders and backhoe loaders - Calculation of rated operating capacity and test method for verifying calculated tipping load.
ISO 14397-2:2007, Earth-moving machinery - Loaders and backhoe loaders - Test method for measuring breakout forces and lift capacity to maximum lift height.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa như sau:
3.1. Các lực gầu xúc
3.1.1. Lực xúc (Breakout force)
Lực có trị số lớn nhất khi các xi lanh nâng hạ cần hoặc các xi lanh quay gầu làm việc. Lực xúc có phương thẳng đứng hướng lên trên, đặt tại điểm cách mép cắt của gầu về phía sau một khoảng 100 mm, khi phần đáy của lưới cắt nằm song song và cách mặt bằng máy đứng ở phía trên một khoảng 20 mm.
3.1.2. Sức nâng (Lift capacity)
Tải trọng lớn nhất, được tính bằng Ki lô gam có thể nâng được trong gầu ngửa từ mặt đất đến hết chiều cao nâng khi sử dụng các xi lanh nâng hạ cần và khi trọng tâm của tải trọng nằm trên đường thẳng đứng đi qua trọng tâm thể tích danh nghĩa của gầu (xem Hình 4).
3.2. Tải trọng lật tại tầm với xa nhất (Tipping load at maximum reach)
Tải trọng nhỏ nhất mà trọng tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua trọng tâm thể tích danh nghĩa của gầu, dẫn đến trạng thái giới hạn gây lật máy sau đây:
a) Máy xúc lật bánh xích: với hệ thống treo cứng, tải trọng lật được đo khi các bánh tỳ phía sau bị nhấc lên khỏi dải xích (xem Hình 1); với hệ thống treo kiểu khác, phương pháp đo tải trọng lật được tiến hành theo quy định của nhà chế tạo và được ghi trọng biên bản đo.
CHÚ DẪN: Q Tải trọng
Hình 1 - Trạng thái giới hạn lật của máy
b) Máy xúc lật bánh lốp: tải trọng lật được đo khi ít nhất một trong các bánh sau bắt đầu bị tách khỏi mặt phẳng tựa của máy.
Trong trạng thái giới hạn này,
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9327:2012 về Máy làm đất - Phương pháp đo khối lượng toàn bộ máy, thiết bị công tác và các bộ phận cấu thành của máy
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9320:2012 về Máy làm đất - Phương pháp thử nghiệm để đo lực kéo trên thanh kéo
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9325:2012 về Máy làm đất - Phương pháp xác định tốc độ di chuyển
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4689:2007 (ISO 8910:1993) về Máy và thiết bị làm đất - Các phần tử làm việc của cày lưỡi diệp - Thuật ngữ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7659:2007 (ISO 4197 : 1989) về Thiết bị làm đất - Lưỡi xới đất - Kích thước bắt chặt
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7660:2007 (ISO 5678 : 1993) về Máy nông nghiệp - Thiết bị làm đất - Trụ sới kiểu chữ S: Kích thước chính và khoảng không gian trống
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7662:2007 (ISO 5680:1979) về Thiết bị làm đất - Lưỡi và trụ máy xới - Kích thước bắt chặt chính
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7661:2007 (ISO 5679:1979) về Thiết bị làm đất - Chảo cày - Phân loại, kích thước bắt chặt chính và đặc tính kỹ thuật
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 1689/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9327:2012 về Máy làm đất - Phương pháp đo khối lượng toàn bộ máy, thiết bị công tác và các bộ phận cấu thành của máy
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9320:2012 về Máy làm đất - Phương pháp thử nghiệm để đo lực kéo trên thanh kéo
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9325:2012 về Máy làm đất - Phương pháp xác định tốc độ di chuyển
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4689:2007 (ISO 8910:1993) về Máy và thiết bị làm đất - Các phần tử làm việc của cày lưỡi diệp - Thuật ngữ
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7659:2007 (ISO 4197 : 1989) về Thiết bị làm đất - Lưỡi xới đất - Kích thước bắt chặt
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7660:2007 (ISO 5678 : 1993) về Máy nông nghiệp - Thiết bị làm đất - Trụ sới kiểu chữ S: Kích thước chính và khoảng không gian trống
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7662:2007 (ISO 5680:1979) về Thiết bị làm đất - Lưỡi và trụ máy xới - Kích thước bắt chặt chính
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7661:2007 (ISO 5679:1979) về Thiết bị làm đất - Chảo cày - Phân loại, kích thước bắt chặt chính và đặc tính kỹ thuật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9323:2012 về Máy làm đất - Máy xúc lật - Các phương pháp đo các lực gầu xúc và tải trọng lật
- Số hiệu: TCVN9323:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực