Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9156:2012

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TỶ LỆ LỚN

Hydraulic structures - Method for engineering geological mapping for large scale

Lời nói đầu

TCVN 9156:2012 được chuyển đổi từ QT.TL-B-5-74 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9156:2012 do Viện thủy điện và năng lượng tái tạo - Viện khoa học thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TỶ LỆ LỚN

Hydraulic structures - Method for engineering geological mapping for large scale

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn đưa ra phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất công trình tỷ lệ lớn (từ 1:5000 đến 1:1000) trong khu vực đã được chọn để xây dựng các công trình thủy lợi (bao gồm cả thủy điện) ở giai đoạn thiết kế cuối cùng (thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công) nhằm mục đích thu được những tài liệu chi tiết cho phép xác định vị trí và kết cấu công trình, đề ra những biện pháp cần thiết để cải tạo trạng thái của đất đá nằm trong vùng ảnh hưởng của công trình và xác định các điều kiện thi công.

2. Quy định chung

2.1. Định nghĩa, thuật ngữ

2.1.1. Bản đồ địa chất công trình (ĐCCT) (Engineering geological map)

Loại bản đồ địa chất thể hiện một cách tổng quát tất cả những yếu tố của môi trường địa chất có ý nghĩa trong quy hoạch sử dụng đất, thiết kế xây dựng và sửa chữa các công trình.

2.1.2. Bản đồ ĐCCT tỷ lệ lớn (large-scale map)

Bản đồ được vẽ ở tỷ lệ từ 1:5000 đến 1:1000.

2.1.3. Yếu tố của môi trường ĐCCT (Engineering geological environment component)

Yếu tố địa chất và địa lý cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với việc đo vẽ lập bản đồ địa chất công trình, cụ thể là cấu trúc địa chất, diện phân bố và tính chất của đất đá, nước dưới đất, các đặc điểm địa hình địa mạo và các quá trình địa động lực hiện đại.

2.1.4. Điều kiện ĐCCT (Engineering geological conditions)

Hệ thống cấu trúc địa chất, đặc trưng tính chất của đất, đá, nước, điều kiện địa mạo, các quá trình địa động lực và vật liệu xây dựng tự nhiên tại một địa điểm hoặc một vùng.

2.1.5. Địa động lực (geodynamic)

Những yếu tố địa chất của môi trường do kết quả của quá trình địa chất đang hoạt động trong thời gian hiện tại.

2.1.6. Địa chất thủy văn (hydrogeology)

Phần của thủy văn liên quan đến nước trong thạch quyển.

2.1.7. Địa mạo (geomorphology)

Một ngành của địa lý tự nhiên và địa chất học, nghiên cứu về hình dạng trái đất, hình thái chung bề mặt của nó và những thay đổi của địa hình.

2.1.8. Địa vật lý (geophysics)

Một phương pháp thăm dò địa chất sử dụng các thiết bị vật lý và áp dụng những phương pháp vật lý, thăm dò bằng cách quan sát các hiện tượng địa chấn, điện, trường trọng lực, trường từ hoặc sự phân bố nhiệt của trái đất.

2.1.9. Nguồn gốc thạch học (lithogenesis)

Nguồn gốc và sự hình thành đá.

2.1.10. Điệp (hay tập hoặc loạt) thạch học (lithological suite)

Đơn vị bản đồ ĐCCT gồm nhiều phức hệ thạch học liên quan với nhau một cách cộng sinh, tương đương với nhóm.

2.1.11. Phức hệ (hay tổ hợp) thạch học (lithological complex)

<
HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9156:2012 về Công trình thủy lợi - Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất công trình tỷ lệ lớn

  • Số hiệu: TCVN9156:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản