Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9148:2012

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - XÁC ĐỊNH HỆ SỐ THẤM CỦA ĐẤT ĐÁ CHỨA NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÚT NƯỚC THÍ NGHIỆM TỪ CÁC LỖ KHOAN

Hydraulic structures - Method for determining water permeability coefficient of soil and rock saturated by pumping water test from boreholes

Lời nói đầu

TCVN 9148:2012 được chuyển đổi từ QT-TL-B-4-74 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo quy định tài khoản 1 điều 69 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9148:2012 do Viện thuỷ điện và năng lượng tái tạo - Viện khoa học thuỷ lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thầm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - XÁC ĐỊNH HỆ SỐ THẤM CỦA ĐẤT ĐÁ CHỨA NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÚT NƯỚC THÍ NGHIỆM TỪ CÁC LỖ KHOAN

Hydraulic structures - Method for determining water permeability coefficient of soil and rock saturated by pumping water test from boreholes

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp thí nghiệm hút nước từ các lỗ khoan để xác định hệ số thấm của đất đá chứa nước có cấu trúc tự nhiên dùng trong xây dựng các công trình thủy lợi (bao gồm cả thủy điện).

2. Quy định chung

2.1. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1.1

Hệ số thấm, K (Permeability coefficient)

Vận tốc thấm ứng với gradien thủy lực bằng đơn vị, được biểu diễn bằng centimet trên giây (cm/s) hoặc mét trên giây (m/s).

khi J = 1 thì K = V = Q/F trong đó

Q là lưu lượng dòng thấm;

F là diện tích tiết diện ngang của dòng chảy;

V là tốc độ thấm;

J là gradien cột nước;

2.1.2

Độ dẫn nước (Water transmissivity) hay hệ số dẫn nước (Water transmissivity coefficient)

Lưu lượng đơn vị (trên 1 m chiều dài) của dòng chảy ngầm khi gradien bằng 1 đơn vị, có trị số bằng tích số của hệ số thấm (K) với chiều dày tầng chứa nước (m), được biểu diễn bằng mét bình phương trên giây (m2/s) hay mét bình phương trên ngày đêm (m2/ngđ).

2.1.3

Hệ số dẫn áp (Piefoconductivity coefficient) a

Tỷ số giữa hệ số dẫn nước T và độ nhả nước (Water yield) m của tầng chứa nước Trong tầng chứa nước không áp, hệ số dẫn áp còn được gọi là hệ số dẫn mực nước. Khi đó chiều dày tầng chứa nước (m) là chiều dày trung bình của dòng thấm (m=h tb)

2.1.4

Tầng chứa nước (Aquifer)

Tập hợp các lớp đất đá chứa nước có thành phần nham thạch học - tướng đá và đặc điểm địa chất thủy văn đồng nhất hay gần gũi nhau, tương đối duy trì trong không gian (chiều dài phân bố so với chiều dày từ 1000 lần trở lên) có thể có thành phần hóa đồng nhất hay khác nhau. Nước trong một tầng chứa nước có thể có hoặc không có các tầng cách nước ngăn cách.

2.1.4.1

Tầng chứa nước không áp (Aquifer nonaresion)

Tầng chứa nước có đáy cách nước trải bên dưới và bề mặt thoáng tự do phía trên, áp lực thủy tĩnh bằng áp lực khí quyển, biểu hiện chủ yếu là dung lượng nước trọng lực.

2.1.4.2

Tầng chứa nước áp lực (có áp) (Aquifer artesion pressure)

Tầng chứa nước có đất đá cách nước phủ trên và trải dưới, áp lực thủy tĩn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9148:2012 về Công trình thủy lợi - Xác định hệ số thấm của đất đá chứa nước bằng phương pháp hút nước thí nghiệm từ các lỗ khoan

  • Số hiệu: TCVN9148:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản