Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8976:2011

THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH VITAMIN B6 BẰNG PHÉP THỬ VI SINH

Foodstuffs – Determination of vitamin B6 by microbiological assay

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tổng số vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh (MBA). Hàm lượng vitamin B6 được xác định là khối lượng của pyridoxin, pyridoxal và pyridoxamin, kể cả các dẫn xuất đã phosphoryl hoặc glycosyl hóa, hàm lượng này thường được biểu thị bằng miligam B6 trên 100 g thực phẩm. Phương pháp này có thể áp dụng cho các mẫu có thể đồng hóa được và không chứa hàm lượng cao các chất kháng sinh hoặc các chất gây nhiễu khác.

Phương pháp này đã được đánh giá liên phòng thử nghiệm về việc xác nhận giá trị sử dụng trên các mẫu bột, sữa bột, rau hỗn hợp và gan lợn không bổ sung và có bổ sung vitamin ở các mức từ 0,5mg/100 g đến 1,9 mg/100 g. Thông tin chi tiết về kết quả đánh giá liên phòng, xem Phụ lục B.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Nguyên tắc

Pyridoxin, pyridoxal và/hoặc pyridoxamin được chiết ra khỏi mẫu thử bằng cách thủy phân với axit. Bước thủy phân giải phóng các đồng phân của vitamin B6 ra khỏi các protein và carbohydrat trong mẫu và thủy phân các phosphat thành các đồng phân tự do. Hàm lượng vitamin B6 tổng số trong dịch chiết mẫu được xác định bằng cách so sánh tốc độ phát triển của vi sinh vật thử nghiệm trong môi trường dịch chiết mẫu tới tốc độ phát triển trong môi trường chất chuẩn pyridoxin hydroclorua, xem [1].

4. Thuốc thử

4.1. Yêu cầu chung

Trong quá trình phân tích, chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước sử dụng ít nhất là loại 1 của TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), trừ khi có quy định khác. Nước dùng để pha chế thuốc thử phải được chưng cất bằng dụng cụ thủy tinh. Nước sau khi được chưng cất chỉ dùng trong vòng năm ngày.

4.2. Hóa chất và các dung dịch

4.2.1. Dung dịch axit sulfuric, nồng độ chất c(H2SO4) = 0,22 mol/l.

4.2.2. Dung dịch natri hydroxit, c(NaOH) = 4 mol/l

4.2.3. Thạch Worrt, (Difco1) hoặc loại tương đương).

Hòa tan thạch trong nước được chưng cất bằng dụng cụ thủy tinh, theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đun đến sôi. Phân phối các lượng 5 ml vào các lọ thủy tinh, đậy nắp và hấp áp lực 15 min ở 121 oC. Nghiêng lọ cho nguội để tạo thành bề mặt nghiêng. Bảo quản trong tủ lạnh đến ba tháng.

4.2.4. Môi trường cơ bản (Môi trường Difco Pyridoxine Y1) hoặc loại tương đương)

Cần chọn nồng độ của môi trường thử nghiệm tùy thuộc vào quy mô của phép thử, để đảm bảo thu được nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất có trong thể tích thử cuối cùng.

4.2.5. Môi trường nuôi cấy lỏng

Pha loãng môi trường cơ bản (4.2.4) với cùng một thể tích nước có chứa 2,0 ng/ml pyridoxin, pyridoxamin và pyridoxal. Phân phối các lượng 10 ml vào các ống nghiệm có nắp vặn và hấp áp lực 5 min ở 121 oC và làm nguội nhanh. Bảo quản các ống nghiệm này trong tủ lạnh đến một tháng.

4.2.6. Môi trường để tráng rửa chủng cấy

Pha loãng môi trường cơ bản (4.2.4) với cùng một thể tích. Phân phối các lượng 10 ml vào các ống nghiệm có nắp vặn và hấp áp lực 5 min ở 121 oC và làm nguội nhanh. Bảo quản các ống nghiệm này trong tủ lạnh đến một tháng.

4.2.7. Natri clorua, <

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8976:2011 (EN 14166 : 2009) về Thực phẩm - Xác định vitamin B6 bằng phép thử vi sinh

  • Số hiệu: TCVN8976:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản