Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8936:2011

ISO 8217:2010

SẢN PHẦM DẦU MỎ - NHIÊN LIỆU (LOẠI F) - YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NHIÊN LIỆU HÀNG HẢI

Petroleum products - Fuels (class F) - Specifications of marine fuels

Lời nói đầu

TCVN 8936:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 8217:2010.

TCVN 8936:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28 Sản phẩm dầu m và chất bôi trơn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

0.1. Tổng quan

Yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn này được biên soạn với sự hợp tác của các chủ tàu, nhà điều hành tàu, các hiệp hội tàu biển, các cơ quan tiêu chuẩn của các quốc gia, các tổ chức đánh giá, các tổ chức thử nghiệm nhiên liệu, nhà thiết kế động cơ, nhà cung cấp nhiên liệu và ngành công nghiệp dầu mỏ nhằm đáp ứng các yêu cầu đối với nhiên liệu cung cấp cho tàu biển trên toàn thế giới. Các nguồn cung cấp dầu thô, phương pháp lọc dầu, loại động cơ của tàu biển, luật môi trường và điều kiện địa phương thay đổi đáng kể. Các yếu tố này dẫn đến có nhiều nhóm nhiên liệu cặn có trên thị trường quốc tế mặc dù ở phương diện địa phương hoặc quốc gia có thể chỉ sử dụng một vài loại trong số đó.

0.2. Phân loại

Các nhóm nhiên liệu trong tiêu chuẩn này được phân loại theo ISO 8216-1.

0.3. Yêu cầu luật quốc tế

Tiêu chuẩn này tuân thủ Hiệp ước SOLAS[1] về yêu cầu điểm chớp cháy tối thiểu được phép của nhiên liệu.

Phụ lục VI MARPOL[2] về kiểm soát khí thải từ tàu biển sau khi được sửa đổi đã đưa ra yêu cầu bao gồm hoặc dùng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh không được vượt quá quy định hoặc sử dụng giải pháp kỹ thuật được chấp nhận để kiểm soát khí thải. Trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn này, nhà chức trách địa phương hoặc quốc gia có thể đưa ra các yêu cầu riêng về kiểm soát phát thải cho địa phương của mình, các yêu cầu này có thể tác động đến hàm lượng lưu huỳnh được phép có trong nhiên liệu, ví dụ Chỉ thị của EU[3] về hàm lượng lưu huỳnh. Người sử dụng phải có trách nhiệm đặt ra yêu cầu cho nhà cung cấp nhiên liệu để đảm bảo tuân thủ các quy định của luật pháp cũng như quy định rõ ràng với nhà cung cấp về hàm lượng tối đa của lưu huỳnh trong nhiên liệu.

 

SẢN PHẨM DẦU MỎ - NHIÊN LIỆU (LOẠI F) - YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NHIÊN LIỆU HÀNG HẢI

Petroleum Products - Fuels (class F) - Specifications of marine fuels

CẢNH BÁO: Nếu không phòng ngừa thích hợp việc quản lý và sử dụng nhiên liệu trong tiêu chuẩn này có th gây nguy hại. Tiêu chun này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bo vệ sức khỏe phù hp với các quy định pháp lý hiện hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với nhiên liệu dầu mỏ sử dụng trong các động cơ điêzen và nồi hơi hàng hải, trước khi xử lý thích hợp để sử dụng. Yêu cầu kỹ thuật đối với nhiên liệu trong tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng đối với nhiên liệu động cơ điêzen tĩnh cùng chủng loại hoặc tương tự và được chế tạo như nhau hoặc tương tự như các động cơ sử dụng cho mục đích hàng hải.

Tiêu chuẩn này quy định 4 nhóm nhiên liệu chưng cất (distillate fuel), một trong số đó được sử dụng cho động cơ điêzen trong trường hợp khẩn cấp. Tiêu chuẩn này cũng quy định sáu nhóm nhiên liệu cặn (residual fuel).

CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “dầu mỏ” được sử dụng bao gồm dầu từ cát ngậm dầu và từ đá phiến sét.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8936:2011 (ISO 8217:2010) về Sản phẩm dầu mỏ - Nhiên liệu (loại F) – Yêu cầu kỹ thuật đối với nhiên liệu hàng hải

  • Số hiệu: TCVN8936:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản