Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8818-3 : 2011

NHỰA ĐƯỜNG LỎNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 3: THỬ NGHIỆM XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC
Cut-back Asphalt - Test Method - Part 3: Test Method for Water Content

Lời nói đầu

TCVN 8818-3:2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8118, gồm 5 phần :

TCVN 8818-1:2011, Nhựa đường lỏng – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 8818-2:2011, Nhựa đường lỏng – Phương pháp thử – Phần 2: Thử nghiệm xác định nhiệt độ bắt lửa.

TCVN 8818-3:2011, Nhựa đường lỏng – Phương pháp thử – Phần 3: Thử nghiệm xác định hàm lượng nước.

TCVN 8818-4:2011, Nhựa đường lỏng – Phương pháp thử – Phần 4: Thử nghiệm chưng cất.

TCVN 8818-5:2011, Nhựa đường lỏng – Phương pháp thử – Phần 5: Thử nghiệm xác định độ nhớt tuyệt đối (sử dụng nhớt kế mao dẫn chân không).

NHỰA ĐƯỜNG LỎNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 3: THỬ NGHIỆM XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC

Cut-back asphalt – Test Method – Part 3: Test Method for Water Content

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chưng cất để xác định hàm lượng nước có trong nhựa lỏng.

2 Tài liệu viện dẫn

TCVN 7494:2005 (ASTM D140-01), Bitum - Phương pháp lấy mẫu.

TCVN 2698:2007 (ASTM D86), Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định thành phần cất ở áp suất khí quyển.

3 Thuật ngữ, định nghĩa

Hàm lượng nước (Water content) có trong nhựa lỏng là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng nước có trong nhựa lỏng so với khối lượng nhựa lỏng.

4 Tóm tắt phương pháp

Chưng cất hồi quy mẫu thí nghiệm cùng với một dung môi không trộn lẫn được với nước, nước trong mẫu sẽ bốc hơi kéo theo cùng với dung môi này. Sau khi hơi nước đọng lại, nước sẽ tách ra khỏi dung môi và được ngưng tụ vào một ống hứng; dung môi kéo theo nước quay lại về bình chưng cất.

5 Thiết bị, dụng cụ

5.1 Bình chưng cất:

Có thể sử dụng một trong hai loại bình sau:

- Bình chưng cất làm bằng thuỷ tinh dạng hình cầu cổ ngắn, rộng để dễ dàng lắp ống hứng (xem Hình 1);

- Bình chưng cất làm bằng kim loại, có lỗ tròn phù hợp trên nắp bình để dễ dàng lắp ống h ứng (xem Hình 2 )

Thông thường nên sử dụng bình có dung tích 500 ml, 1000 ml hoặc 2000 ml.

5.2 Thiết bị gia nhiệt:

Sử dụng thiết bị gia nhiệt phù hợp với loại bình chưng cất sử dụng:

- Là một bếp ga hoặc bếp điện khi sử dụng bình chưng cất làm bằng thuỷ tinh;

- Là một bếp ga dạng vòng tròn có các lỗ tròn ở thành trong khi sử dụng bình chưng cất làm bằng kim loại, bếp ga dạng vòng tròn phải có kích cỡ sao cho có thể dịch lên hoặc xuống dọc theo thân bình chưng cất.

5.3 Ống ngưng : Có chiều dài tối thiểu là 400 mm; cấu tạo gồm hai ống thuỷ tinh lồng vào nhau, ống trong có đường kính ngoài từ 10mm12 mm, ống ngoài có một vòi dẫn nước vào và một vòi dẫn nước ra.

5.4 Ống hứng (xem Hình 3): Làm bằng thuỷ tinh, dung tích 25 ml, có vạch chia như sau:

- Từ 0ml÷1 ml: khắc vạch 0,1 ml, sai số tối đa 0,05 ml;

- Từ 1 ml trở lên: khắc vạch 0,2 ml, sai số tối đa 0,1 ml.

5.5 Dung môi

Là loại dung môi thơm, có thể sử dụng một trong các dung môi sau:

- Hỗn hợp gồm xylen – toluene với tỷ lệ phần trăm theo thể tích tương ứng 80:20.

- Dầu mỏ hoặc dầu than đá: Không lẫn n

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8818-3:2011 về Nhựa đường lỏng - Phương pháp thử - Phần 3: Thử nghiệm xác định hàm lượng nước

  • Số hiệu: TCVN8818-3:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản