Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7494 : 2005

(ASTM D 140 - 01)

BITUM - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Bitumen - Method for sampling

Lời nói đầu

TCVN 7494 : 2005 hoàn toàn tương đương với ASTM D 140 - 01 Standard Practice for Sampling Bituminous Materials.

TCVN 7494 : 2005 do Tiểu ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC35/SC2 Vật liệu chống thấm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu Chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

BITUM - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Bitumen - Method for sampling

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng để lấy mẫu bitum tại nơi sản xuất, bảo quản hoặc tại các điểm giao hàng.

1.2 Các giá trị theo hệ SI là giá trị tiêu chuẩn,các giá trị ghi trong ngoặc dùng để tham khảo.

1.3 Tiêu chuẩn này không đề cập đến các quy tắc an toàn liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm lập ra các quy định thích hợp về an toàn và sức khỏe, đồng thời phải xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng.

2 Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

ASTM D 346 Practice for collection and preparation of coke samples for laboratory analysis ( Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu than cốc để phân tích trong phòng thí nghiệm).

3 Ý nghĩa và ứng dụng

3.1 Lấy mẫu là việc quan trọng cũng như thử nghiệm, nên phải chú ý để lấy được các mẫu đặc trưng cho bản chất và trạng thái thực của vật liệu.

3.2 Các mẫu được lấy để dùng cho mục đích sau:

3.2.1 Để thực hiện sát các giá trị trung bình của một lô vật liệu đã được lấy mẫu, hoặc

3.2.2 Để đánh giá sự thay đổi tối đa các đặc tính của vật liệu.

4. Chú ý

Do rất nhiều loại và cấp hạng của bitum được chở trên tàu và bảo quản trong cùng các thùng chứa, nên các thùng chứa này dễ bị nhiễm các cặn,các chất kết tủa hoặc các dung môi làm sạch.Cũng có rất nhiều lý do làm cho các mẫu lấy được không hoàn toàn đại diện cho vật liệu. Vì vậy trách nhiệm của nhà sản xuất, vận chuyển, người sử dụng và lấy mẫu phải luôn luôn tuân thủ các chú ý, hướng dẫn trong quá trình lấy mẫu và bảo quản các vật liệu này.

5. Lựa chọn mẫu

5.1 Tiến hành lấy mẫu bitum tại nơi sản xuất, bảo quản và tại thời điểm cho phép tiến hành các phép thử kiểm tra nghiệm thu trước khi vận chuyển.

5.2 Trường hợp không thể lấy mẫu tại nơi sản xuất hoặc bảo quản thì phải lấy trên tàu ngay khi giao hàng.

6. Cỡ mẫu

6.1 Cỡ mẫu của bitum lỏng được quy định như sau:

6.1.1 Dùng để kiểm tra thường xuyên trong phòng thí nghiệm: 1 lít (1 qt) (loại nhũ tương: 4 lít(1 gal));

6.1.2 Lấy từ nơi bảo quản hàng rời 4 lít(1 gal);hoặc

6.1.3 Lấy mẫu từ thùng hoặc phuy: 1 lít(1 qt).

6.2 Cỡ mẫu của bitum rắn và dẻo được quy định như sau:

6.2.1

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7494:2005 (ASTM D 140 - 01)

  • Số hiệu: TCVN7494:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản