Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8798:2011

VỪNG HẠT

Sesame seeds

Lời nói đầu

TCVN 8798:2011 chuyển đổi từ 10 TCN 512:2002 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 8798:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn 10TC-02 Ngũ cốc và đậu đỗ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VỪNG HẠT

Sesame seeds

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vừng hạt (Sesamum indicum L.) dùng làm thực phẩm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), Ghi nhãn thực phẩm đóng gói sẵn.

TCVN 8946:2011 (ISO 542), Hạt có dầu - Lấy mẫu.

TCVN 8948:2011 (ISO 659), Hạt có dầu - Phương pháp xác định hàm lượng dầu (Phương pháp chuẩn).

TCVN 8949:2011 (ISO 665), Hạt có dầu - Phương pháp xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi.

ISO 664, Oilseeds - Reduction of laboratory sample to test sample (Hạt có dầu - Phương pháp lấy mẫu phân tích từ mẫu phòng thí nghiệm).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Vừng hạt (sesame seed)

Hạt được tách ra từ quả vừng (Sesamum indicum L.).

3.2. Hạt bị hư hỏng (damaged seed)

Hạt vừng bị tróc mất một phần hoặc toàn bộ vỏ, hạt chưa chín, hạt bị biến màu và giảm một phần chất lượng do bị ẩm, mốc, côn trùng phá hoại hoặc do các nguyên nhân khác.

3.3. Hạt khác màu (other colour seeds)

Hạt vừng có màu khác với màu đặc trưng của hạt vừng đã được quy định.

3.4. Tạp chất (impurities).

Các vật chất không phải là vừng hạt, bao gồm tạp chất hữu cơ (thân, cành, lá, vỏ hạt vừng, rác, hạt hư hỏng hoàn toàn, những loại hạt không phải là hạt vừng, xác sâu mọt…); tạp chất vô cơ (đất, cát, đá, sỏi, mảnh kim loại…) và toàn bộ phần lọt qua sàng có đường kính lỗ 0,5 mm.

4. Các yêu cầu

4.1. Phân loại theo màu sắc vỏ hạt

Theo màu sắc vỏ hạt, vừng hạt được phân thành hai loại vừng vàng và vừng đen.

4.2. Yêu cầu về cảm quan

Các yêu cầu về cảm quan của vừng hạt được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8798:2011 về Vừng hạt

  • Số hiệu: TCVN8798:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản