VỪNG HẠT - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho vừng hạt thương phẩm.
ISO 542:1990 Hạt có dầu - Phương pháp lấy mẫu
ISO 664:1990 Hạt có dầu - Phương pháp lấy mẫu phân tích từ mẫu thí nghiệm
ISO 665:1977 Hạt có dầu - Phương pháp xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi
ISO 659:1988 Hạt có dầu - Phương pháp xác định hàm lượng dầu bằng n-hexane hoặc bằng ether petrol
ISO 658:1988 Hạt có dầu - Phương pháp xác định hàm lượng tạp chất
ISO 729:1988 Hạt có dầu - Phương pháp xác định độ axit của dầu
Theo mục đích của tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:
3.1.Vừng hạt: Hạt được tách ra từ quả vừng
3.2. Hạt bị hư hỏng bao gồm
3.2.1. Hạt tróc vỏ: Hạt mà toàn bộ hoặc một phần nội nhũ bị bóc trần
3.2.2. Hạt mốc: Là những hạt khi quan sát bằng mắt thường thấy mốc trên bề mặt hoặc bị mốc bên trong hạt.
3.2.3. Hạt bị sinh vật có hại xâm nhập: Hạt bị hư hỏng nhìn thấy bằng mắt thường do các loại côn trùng, vi sinh vật tấn công.
3.2.4. Hạt non: Hạt chưa chín hoặc chưa phát triển đầy đủ.
3.3. Hạt khác màu: Hạt có màu khác với màu đặc trưng của hạt vừng đã được quy định.
3.4. Tạp chất bao gồm
3.4.1. Bụi: Bao gồm toàn bộ phần lọt qua sàng có đường kính lỗ 0,5mm.
3.4.2. Tạp chất vô cơ: Bao gồm mảnh kim loại, đá, sỏi sạn, cát lẫn vào trong mẫu.
3.1.3. Tạp chất hữu cơ: Bao gồm thân, cành, lá... xác sâu mọt, những phần vỏ hạt vừng bị tróc ra và cả những loại hạt không phải là hạt vừng lẫn vào trong mẫu.
Vừng hạt thương phẩm được chia làm hai loại:
4.1. Vừng vàng
4.2. Vừng đen
5.1. Những chỉ tiêu cảm quan và vệ sinh
5.1.1. Hạt vừng phải khô, khi xát dễ tróc vỏ, nhân vừng bóng, không có mùi mốc hoặc mùi vị lạ và không chứa các chất độc hại.
5.1.2. Dư lượng chất bảo vệ thực vật và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức tối đa theo QĐ 867 - QĐ - BYT của Bộ Y tế về việc ban hành “ Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”
5.2. Chỉ tiêu hoá lý
Theo mức chất lượng vừng hạt được chia làm hạng hạng 1 và 2. Yêu cầu chất lượng của vừng hạt thương phẩm được quy định trong bảng 1.
Bảng 1: Chỉ tiêu hoá lý đối với vừng hạt thương phẩm
TT |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 512:2002 về vừng hạt - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN512:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 15/04/2002
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực