Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ECGÔNÔMI - NGUYÊN LÝ ECGÔNÔMI TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG LÀM VIỆC
Ergonomic principles in the design of work systems
Lời nói đầu
TCVN 7437:2010 thay thế TCVN 7437:2004;
TCVN 7437:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 6385:2004;
TCVN 7437:2010 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 159 Ecgônômi biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Các yếu tố về công nghệ, kinh tế, tổ chức và con người làm ảnh hưởng đến hoạt động làm việc và trạng thái thoải mái của người lao động được xem như một phần quan trọng của hệ thống làm việc. Việc áp dụng các kiến thức ecgônômi trong thiết kế hệ thống làm việc cần tính đến kinh nghiệm thực tế nhằm thỏa mãn các yêu cầu về con người.
Tiêu chuẩn này cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về ecgônômi làm cơ sở cho các nhà chuyên môn cũng như các bên liên quan khi giải quyết các vấn đề về ecgônômi, các hệ thống làm việc và tình huống lao động. Các Điều trong tiêu chuẩn này cũng được áp dụng trong việc thiết kế các sản phẩm, như các sản phẩm phục vụ tiêu dùng.
Trong thiết kế hệ thống làm việc phù hợp với tiêu chuẩn này, cần lưu ý tới khối lượng lớn kiến thức thuộc lĩnh vực ecgônômi. Việc đánh giá ecgônômi các hệ thống làm việc hiện có hoặc các hệ thống làm việc mới, cần có sự tham gia, khuyến khích quan tâm cũng như vai trò của người lao động trong các hệ thống làm việc.
ECGÔNÔMI - NGUYÊN LÝ ECGÔNÔMI TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG LÀM VIỆC
Ergonomic principles in the design of work systems
Tiêu chuẩn này thiết lập các nguyên lý về ecgônômi làm cơ sở hướng dẫn cho việc thiết kế hệ thống làm việc và các thuật ngữ định nghĩa cơ bản tương ứng. Tiêu chuẩn mô tả cách tiếp cận tích hợp để thiết kế các hệ thống làm việc, nơi mà các nhà ecgônômi sẽ phối hợp với những chuyên gia khác tham gia vào việc thiết kế, với sự quan tâm đến các yêu cầu về con người, xã hội và công nghệ một cách cân bằng trong suốt quá trình thiết kế.
Những người sử dụng tiêu chuẩn này bao gồm các nhà quản lý; người lao động (hoặc người đại diện của họ) và các nhà chuyên môn như nhà ecgônômi, quản lý dự án và thiết kế, là những người tham gia vào thiết kế hoặc thiết kế lại các hệ thống làm việc. Những người sử dụng tiêu chuẩn này có thể tìm thấy kiến thức chung có ích về ecgônômi (các yếu tố con người), kỹ thuật, thiết kế, chất lượng và quản lý dự án.
Thuật ngữ “hệ thống làm việc” trong tiêu chuẩn này dùng để chỉ phạm vi rộng lớn các trạng thái khác nhau của các tình huống làm việc. Mục đích là nhằm cải thiện, thiết kế lại hoặc thay đổi các hệ thống làm việc. Một hệ thống làm việc bao gồm sự kết hợp của con người và thiết bị, trong một không gian và môi trường đã cho và sự tác động tương hỗ giữa các thành phần bên trong một tổ chức làm việc. Các hệ thống làm việc có sự khác nhau về tính phức tạp và các đặc điểm. Một số ví dụ về các hệ thống làm việc như: Một máy với một người riêng biệt; một nhà máy của một quá trình sản xuất bao gồm cả người vận hành và bảo dưỡng; một sân bay với những người sử dụng và các nhân viên; một văn phòng với các nhân viên và các hệ thống tương tác trên máy tính. Sự tuân thủ các nguyên lý ecgônômi cũng áp dụng cho mỗi quá trình của hệ thống làm việc như: Lắp đặt, điều chỉnh, bảo dưỡng, vệ sinh, sửa chữa, loại bỏ và vận chuyển.
Cách tiếp cận hệ thống trong tiêu chuẩn này nhằm đưa ra hướng dẫn cho người sử dụng tiêu chuẩn trong cả tình huống hiện tại và tình huống mới xuất hiện.
Những định nghĩa và các nguyên lý hướng dẫn ecgônômi trong tiêu chuẩn này nhằm áp dụng cho việc thiết kế các điều kiện làm việc tối ưu với việc lưu ý tới trạng thái thoải mái, an toàn và sức khỏe đối với con người, bao gồm sự phát triển các kỹ năng hiện có và thu nhận các kỹ năng mới, đồng thời qu
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7491:2005 về Ecgônômi - Bố trí bàn ghế học sinh trong phòng học do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7489:2005 (ISO 10551 : 1995) về Ecgônômi - Ecgônômi môi trường nhiệt - Đánh giá ảnh hưởng của môi trường nhiệt bằng thang đánh giá chủ quan
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7112:2002 (ISO 7243 : 1989) về Ecgônômi - Môi trường nóng - Đánh giá stress nhiệt đối với người lao động bằng chỉ số WBGT (nhiệt độ cầu ướt)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8497:2010 (ISO 13731:2001) về Ecgônômi môi trường nhiệt - Thuật ngữ và ký hiệu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7212:2009 (ISO 8996 : 2004) về Ecgônômi - Xác định sự sinh nhiệt chuyển hóa
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7321:2009 (ISO 7933:2004) về Ecgônômi môi trường nhiệt - Xác định bằng phương pháp phân tích và giải thích stress nhiệt thông qua tính toán căng thẳng nhiệt dự đoán
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7113-2:2002 (ISO 10075-2 : 1996) về Ecgônômi - Nguyên lý ecgônômi liên quan tới gánh nặng tâm thần - Phần 2: Nguyên tắc thiết kế
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7488:2005 (ISO 7250 : 1996)về Ecgônômi - Phép đo cơ bản cơ thể người dùng cho thiết kế kỹ thuật
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8953:2011 (ISO 24500:2010) về Ecgônômi - Thiết kế tiếp cận sử dụng - Tín hiệu thính giác đối với sản phẩm tiêu dùng
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12108-7:2017 (ISO 11064-7:2006) về Thiết kế ecgônômi các trung tâm điều khiển - Phần 7: Nguyên tắc đánh giá trung tâm điều khiển
- 1Quyết định 2918/QĐ-BKHCN năm 2010 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 4231/QĐ-BKHCN năm 2018 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia về Ecgônômi do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7437:2004 (ISO 6385 : 1981) về Ecgônômi - Nguyên lý Ecgônômi trong thiết kế hệ thống lao động do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7491:2005 về Ecgônômi - Bố trí bàn ghế học sinh trong phòng học do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7489:2005 (ISO 10551 : 1995) về Ecgônômi - Ecgônômi môi trường nhiệt - Đánh giá ảnh hưởng của môi trường nhiệt bằng thang đánh giá chủ quan
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7112:2002 (ISO 7243 : 1989) về Ecgônômi - Môi trường nóng - Đánh giá stress nhiệt đối với người lao động bằng chỉ số WBGT (nhiệt độ cầu ướt)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8497:2010 (ISO 13731:2001) về Ecgônômi môi trường nhiệt - Thuật ngữ và ký hiệu
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7212:2009 (ISO 8996 : 2004) về Ecgônômi - Xác định sự sinh nhiệt chuyển hóa
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7321:2009 (ISO 7933:2004) về Ecgônômi môi trường nhiệt - Xác định bằng phương pháp phân tích và giải thích stress nhiệt thông qua tính toán căng thẳng nhiệt dự đoán
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7113-2:2002 (ISO 10075-2 : 1996) về Ecgônômi - Nguyên lý ecgônômi liên quan tới gánh nặng tâm thần - Phần 2: Nguyên tắc thiết kế
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7488:2005 (ISO 7250 : 1996)về Ecgônômi - Phép đo cơ bản cơ thể người dùng cho thiết kế kỹ thuật
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8953:2011 (ISO 24500:2010) về Ecgônômi - Thiết kế tiếp cận sử dụng - Tín hiệu thính giác đối với sản phẩm tiêu dùng
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12108-7:2017 (ISO 11064-7:2006) về Thiết kế ecgônômi các trung tâm điều khiển - Phần 7: Nguyên tắc đánh giá trung tâm điều khiển
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7437:2018 (ISO 6385:2016) về Ecgônômi - Nguyên lý Ecgônômi trong thiết kế hệ thống làm việc
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7437:2010 (ISO 6385:2004) về Ecgônômi - Nguyên lý Ecgônômi trong thiết kế hệ thống làm việc
- Số hiệu: TCVN7437:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra