Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8953:2011

ISO 24500:2010

ECGÔNÔMI – THIẾT KẾ TIẾP CẬN SỬ DỤNG – TÍN HIỆU THÍNH GIÁC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TIÊU DÙNG

Ergonomics – Accessible design – Auditory signals for consumer products

Lời nói đầu

TCVN 8953:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 24500:2010

TCVN 8953:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 159 Ecgônômi biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Xung quanh con người có rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng khác nhau như: Các thiết bị điện gia dụng, các sản phẩm thông tin và truyền thông, thiết bị văn phòng tự động, thiết bị sưởi ấm bằng khí đốt, đồ chơi, thiết bị vệ sinh, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, máy ảnh… Tín hiệu thính giác của các sản phẩm được thiết kế nhằm giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng nghe được các tín hiệu trong những tình huống khác nhau, nơi sản phẩm thường được sử dụng và hiểu được mục đích cũng như ý nghĩa của tín hiệu phát ra.

Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm cải thiện và tăng khả năng tiếp cận các tín hiệu thính giác được sử dụng trên các sản phẩm tiêu dùng, qua đó nâng cao tính ứng dụng của sản phẩm đối với người dùng, bao gồm cả những người khiếm thị và người cao tuổi khiếm thính do tuổi tác. Người cao tuổi bao gồm những người có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên, khả năng nghe rõ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan tới tuổi tác.

Các mô hình tín hiệu thính giác quy định trong tiêu chuẩn này được lựa chọn dựa trên kết quả thí nghiệm ở những người tham gia có độ tuổi và ở các mức độ suy giảm thị lực khác nhau. Đối với các tín hiệu, phải đảm bảo rằng tín hiệu tạo ra là dễ hiểu với người nghe và không dễ bị nhầm lẫn với các loại tín hiệu khác.

Tiêu chuẩn này chấp nhận nguyên lý thiết kế tiếp cận được đưa ra trong Hướng dẫn ISO/IEC Guide 71 và mở rộng trong ISO/TR 22411.

 

ECGÔNÔMI – THIẾT KẾ TIẾP CẬN SỬ DỤNG – TÍN HIỆU THÍNH GIÁC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TIÊU DÙNG

Ergonomics – Accessible design – Auditory signals for consumer products

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các tín hiệu thính giác được sử dụng như một phương thức phản hồi lại hoạt động vận hành hoặc điều kiện sử dụng của các sản phẩm tiêu dùng khi được sử dụng bởi người dùng có (hoặc không có) khiếm khuyết về thính giác và thị giác. Tiêu chuẩn này nhằm áp dụng một cách phù hợp cho các sản phẩm dựa trên chủng loại và điều kiện sử dụng của sản phẩm đó.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các tín hiệu thính giác ở một tần số cố định được dùng cho các ứng dụng phổ biến (tiếng kêu “bíp”) nhưng không áp dụng đối với âm thanh ở tần số biến đổi hoặc các âm thanh có giai điệu thay đổi.

Tiêu chuẩn này không quy định các âm thanh báo cháy, báo rò rỉ khí ga hoặc các âm thanh cảnh báo chống trộm (được quy định tại các điều luật và quy chuẩn kỹ thuật khác), các âm thanh điện tử, các chỉ dẫn bằng giọng nói hoặc các âm thanh khác dành riêng cho các thiết bị thông tin liên lạc như điện thoại; tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho các tín hiệu âm thanh cảnh báo nguy hiểm ở khu vực công cộng hoặc nơi làm việc (được đề cập trong các tiêu chuẩn: ISO 7731, TCVN 5500 [ISO 8201] và ISO 11429).

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng và cũng không quy định mức áp suất âm của tín hiệu thính giác từ các sản phẩm tiêu dùng.

CHÚ THÍCH: Để xác định mức áp suất âm, cần phải xem xét thiết kế tiếp cận sử dụng, xem TCVN 8954:2011 (ISO 24501:2010).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

IEC 60050-801, Internationa

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8953:2011 (ISO 24500:2010) về Ecgônômi - Thiết kế tiếp cận sử dụng - Tín hiệu thính giác đối với sản phẩm tiêu dùng

  • Số hiệu: TCVN8953:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản