Usability of consumer products and products for public use - Part 2: Summative test method
Lời nói đầu
TCVN 11698-2:2016 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 20282-2:2013.
TCVN 11698-2:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 159 Ecgônômi biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11698 (ISO 20282) gồm các phần sau:
- TCVN 11698-1:2016 (ISO 20282-1:2006), Tính dễ vận hành của các sản phẩm hằng ngày - Phần 1: Yêu cầu thiết kế đối với tình huống sử dụng và đặc tính người sử dụng;
- TCVN 11698-2:2016(ISO/TS 20282-2:2013), Tính khả dụng của sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm sử dụng công cộng - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm tổng thể.
Lời giới thiệu
Nhiều người nhận thấy một số sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm có thể sử dụng ngay, bao gồm các sản phẩm tiêu dùng được cung cấp sử dụng công cộng, khó cài đặt và sử dụng, đặc biệt khi sử dụng lần đầu tiên hoặc sử dụng không thường xuyên. Đối với những nhà sản xuất ra các sản phẩm trên, các tổ chức sử dụng các sản phẩm để cung cấp dịch vụ, và những người sử dụng thì điều này là hoàn toàn không được mong đợi. Do vậy, thông tin về tính khả dụng của một sản phẩm có giá trị to lớn đối với các nhà sản xuất, như một phần của sự phát triển và tiếp thị, và cho nhà cung cấp dịch vụ, cho các khách hàng tiềm năng là người sẽ đưa ra quyết định mua hoặc so sánh các sản phẩm khác nhau. Điều này sẽ tạo ra sự khích lệ trong việc sản xuất các sản phẩm dễ dàng cài đặt và sử dụng hơn, đồng thời cho phép các khách mua tiềm năng lưu tâm đặc biệt tới tính khả dụng khi lựa chọn một sản phẩm để mua và sử dụng. Thật khó để đánh giá tính khả dụng trong một tình huống mua sắm mà không có sẵn những kết quả kiểm tra tính khả dụng mang tính chất so sánh.
Tính khả dụng (xem TCVN 7318 [ISO 9241-11]) là một sự mở rộng mà với nó một sản phẩm có thể được sử dụng bởi những người sử dụng riêng biệt để đạt được những mục tiêu riêng biệt với hiệu quả, hiệu suất và sự thỏa mãn trong một tình huống sử dụng riêng biệt. Hiệu quả là nền tảng để đạt được (các) mục tiêu dự kiến. Hiệu suất đề cập tới các nguồn lực (như thời gian hay nỗ lực) cần để người sử dụng đạt được các mục tiêu, do vậy cũng rất quan trọng. Ngoài ra, việc người sử dụng thỏa mãn với trải nghiệm của mình cũng rất quan trọng, đặc biệt khi người sử dụng cân nhắc liệu có nên sử dụng một sản phẩm hay không và có thể sẵn sàng chọn phương thức khác để đạt được các mục tiêu của họ. Trong tiêu chuẩn này, khả năng tiếp cận được thao tác hóa như một lĩnh vực mà ở đó một sản phẩm có thể được sử dụng hiệu quả, đem lại hiệu suất và đạt được sự thỏa mãn bởi một tập hợp người với một phạm vi rộng nhất các đặc điểm và năng lực để đạt được một mục tiêu xác định trong một tình huống sử dụng cụ thể.
Tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận kém có thể tạo ra sai số và dẫn đến một số dạng rủi ro, ví dụ: sự bất tiện do không đạt được mục tiêu hoặc sai mục tiêu, gánh chịu những chi phí không mong muốn hoặc thương tích thân thể. Tại nhiều quốc gia, có các quy định pháp luật để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và cơ sở vật chất có thể tiếp cận được.
VÍ DỤ: Gọi nhầm di động cho một người có thể đem lại hậu quả tiêu cực về chi phí cho cuộc gọi không mong muốn cũng như đối với người gọi điện và người được gọi (là người có thể phải thanh toán phí cho cuộc gọi).
Ngoài những rủi ro gây ra hậu quả có tác hại tiềm ẩn đối với người sử dụng khi không đạt được mục tiêu hoặc sai mục tiêu (hiệu quả kém), thì còn có những rủi ro khác như bị trễ do hiệu suất kém hoặc người sử dụng tránh dùng một sản phẩm khó sử dụng do sự thỏa mãn thu lại quá thấp.
Đánh giá mẫu sử dụng phương pháp kiểm tra chuyên môn hoặc thử nghiệm dựa trên người sử dụng để đưa ra phản hồi nhằm tăng cường tính khả dụng của sản phẩm, là một phần không thể thiếu của quá trình thiết kế lặp lấy con người làm trung tâm được khuyến nghị trong tiêu chuẩn ISO 9241-210.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8953:2011 (ISO 24500:2010) về Ecgônômi - Thiết kế tiếp cận sử dụng - Tín hiệu thính giác đối với sản phẩm tiêu dùng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8954:2011 (ISO 24501:2010) về Ecgônômi – Thiết kế tiếp cận sử dụng – Mức áp suất âm của tín hiệu thính giác đối với sản phẩm tiêu dùng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8956:2011 (ISO 24503:2011) về Ecgônômi - Thiết kế tiếp cận sử dụng - Chấm và vạch xúc giác trên sản phẩm tiêu dùng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12874:2020 (ISO 20400:2017) về Mua sắm bền vững - Hướng dẫn
- 1Quyết định 4278/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Ecgônômi phần mềm dành cho giao diện người sử dụng đa phương tiện do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8953:2011 (ISO 24500:2010) về Ecgônômi - Thiết kế tiếp cận sử dụng - Tín hiệu thính giác đối với sản phẩm tiêu dùng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8954:2011 (ISO 24501:2010) về Ecgônômi – Thiết kế tiếp cận sử dụng – Mức áp suất âm của tín hiệu thính giác đối với sản phẩm tiêu dùng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8956:2011 (ISO 24503:2011) về Ecgônômi - Thiết kế tiếp cận sử dụng - Chấm và vạch xúc giác trên sản phẩm tiêu dùng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7318-11:2015 (ISO 9241-11:1998) về Ecgônômi - Yêu cầu ecgônômi đối với công việc văn phòng có sử dụng thiết bị hiển thị đầu cuối (VDT) - Phần 11: Hướng dẫn về tính khả dụng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12874:2020 (ISO 20400:2017) về Mua sắm bền vững - Hướng dẫn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-2:2016 (ISO/TS 20282-2:2013) về Tính khả dụng của các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm sử dụng công cộng - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm tổng thể
- Số hiệu: TCVN11698-2:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết