Hot environments − Estimation of the heat stress on working man, based on theWBGT-index (wet bulb globe temperature)
Lời nói đầu
TCVN 7112 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 7243 : 1989.
TCVN 7112 : 2002 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 159 “Ecgônômi (Ergonomics)” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này nằm trong bộ tiêu chuẩn (được liệt kê trong phụ lục D) nhằm để sử dụng trong nghiên cứu môi trường nhiệt.
Mục đích của bộ tiêu chuẩn này đặc biệt cho:
- hoàn tất các định nghĩa cho những thuật ngữ được sử dụng trong các phương pháp đo, thử nghiệm, giải thích, có tính đến các tiêu chuẩn hiện hành hoặc đang soạn thảo;
- soạn thảo các đặc tính kỹ thuật liên quan tới phương pháp đo các thông số vật lý đặc trưng cho môi trường nóng;
- lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp diễn giải các thông số;
- thiết lập các giá trị khuyến nghị hoặc giá trị tối đa đối với sự tiếp xúc với môi trường nhiệt trong khu vực dễ chịu và môi trường khắc nghiệt (nóng và lạnh);
- biên soạn quy định kỹ thuật liên quan đến phương pháp đo hiệu suất của thiết bị hoặc quy trình bảo vệ cho cá thể hoặc tập thể trong chống nóng hoặc chống lạnh;
Với quan niệm là tăng cường mối quan tâm đang được nêu ra trong các vấn đề đã trình bày qua sự tiếp xúc của các cá thể với môi trường nhiệt và thực tế là có ít tài liệu.
ECGÔNÔMI − MÔI TRƯỜNG NÓNG − ĐÁNH GIÁ STRESS NHIỆT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BẰNG CHỈ SỐ WBGT (NHIỆT ĐỘ CẦU ƯỚT)
Hot environments − Estimation of the heat stress on working man, based on theWBGT-index (wet bulb globe temperature)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp có thể sử dụng được trong môi trường công nghiệp để đánh giá một cách dễ dàng và nhanh chóng stress nhiệt mà các đối tượng làm việc trong môi trường nóng.
Phương pháp này được áp dụng để đánh giá tác động trung bình của nhiệt lên con người trong mét giai đoạn hoạt động mang tính đại diện, nhưng không áp dụng để đánh giá stress nhiệt trong thời gian rất ngắn và cũng không áp dụng để đánh giá stress nhiệt gần vùng dễ chịu.
2. Nguyên tắc và định nghĩa chung
Stress nhiệt mà đối tượng phải chịu khi tiếp xúc với môi trường nóng tuỳ thuộc vào sự sinh nhiệt trong cơ thể do hoạt động thể lực và các đặc điểm của môi trường điều chỉnh sự trao đổi nhiệt giữa không khí và cơ thể.
Gánh nặng nhiệt bên trong là kết quả của sự chuyển hóa năng lượng do hoạt động.
Phân tích tỉ mỉ ảnh hưởng của môi trường đến stress nhiệt đòi hỏi sự hiểu biết về bốn thông số cơ bản dưới đây: nhiệt độ không khí, nhiệt độ bức xạ trung bình, vận tốc không khí, và độ ẩm tuyệt đối.[3] Tuy nhiên, việc đánh giá toàn bộ ảnh hưởng này có thể được thực hiện bằng cách đo các thông số dẫn xuất từ các thông số cơ bản này và là chức năng của các đặc tính vật lý của không gian sử dụng.
Chỉ số WBGT kết hợp phép đo bao gồm hai thông số dẫn xuất là nhiệt độ cầu ướt tự nhiên (tnw) và nhiệt độ cầu đen (tg) và trong một số trường hợp chỉ là phép đo một thông số cơ bản là nhiệt độ không khí (ta) (nhiệt độ cầu khô). Biểu thức sau đây chỉ ra mối liên quan giữa các thông số này:
- Khi trong nhà và ngoài trời không có nắng:
WBGT = 0,7 tnw + 0,3 tg
- Khi ngoài trời có nắng:
WBGT = 0,7 tnw + 0,2 tg + 0,1 ta
Phương pháp đánh giá stress nhiệt này dựa trên kết quả đo các thông số khác nhau và tính giá trị trung bình có xét đến sự thay đổi theo thời gian - không gian của các thông số đó.
Các số liệu thu thập và xử lý bằng cách này được so sánh với các giá trị chuẩn và sau đó cần phải:
- hoặc làm giảm trực tiếp stress nhiệt hoặc căng thẳng nhiệt tại vị trí lao động bằng các biện pháp thích hợp;
- hoặc tiến hành phân tích chi tiết về stress nhiệt b
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7437:2010 (ISO 6385:2004) về Ecgônômi - Nguyên lý Ecgônômi trong thiết kế hệ thống làm việc
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8497:2010 (ISO 13731:2001) về Ecgônômi môi trường nhiệt - Thuật ngữ và ký hiệu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7212:2009 (ISO 8996 : 2004) về Ecgônômi - Xác định sự sinh nhiệt chuyển hóa
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7321:2009 (ISO 7933:2004) về Ecgônômi môi trường nhiệt - Xác định bằng phương pháp phân tích và giải thích stress nhiệt thông qua tính toán căng thẳng nhiệt dự đoán
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Quyết định 06/2002/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ ban hành
- 3Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 4Quyết định 2125/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7437:2010 (ISO 6385:2004) về Ecgônômi - Nguyên lý Ecgônômi trong thiết kế hệ thống làm việc
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8497:2010 (ISO 13731:2001) về Ecgônômi môi trường nhiệt - Thuật ngữ và ký hiệu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7212:2009 (ISO 8996 : 2004) về Ecgônômi - Xác định sự sinh nhiệt chuyển hóa
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7321:2009 (ISO 7933:2004) về Ecgônômi môi trường nhiệt - Xác định bằng phương pháp phân tích và giải thích stress nhiệt thông qua tính toán căng thẳng nhiệt dự đoán
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7112:2002 (ISO 7243 : 1989) về Ecgônômi - Môi trường nóng - Đánh giá stress nhiệt đối với người lao động bằng chỉ số WBGT (nhiệt độ cầu ướt)
- Số hiệu: TCVN7112:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 07/11/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực