Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6821:2010

ISO 611:2003

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – PHANH ÔTÔ VÀ RƠ MOÓC – TỪ VỰNG

Road vehicles – Branking of automotive vehicles and their trailers – Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 6821:2010 thay thế TCVN 6821:2001.

TCVN 6821:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 611:2003 (E).

TCVN 6821:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - PHANH ÔTÔ VÀ RƠ MOÓC – TỪ VỰNG

Road vehicles – Branking of automotive vehicles and their trailers – Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ cơ bản về phanh và thiết bị phanh của xe cơ giới, rơ moóc hoặc tổ hợp xe kéo moóc như được định nghĩa trong TCVN 6211:2003 (ISO 3833). Các thuật ngữ này xác định các hệ thống hoặc bộ phận liên quan đến hoạt động của phanh hoặc những giá trị đặc trưng cho toàn bộ hoặc một phần sự hoạt động đó.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977), Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.

ISO/TR 13487:1997, Phanh phương tiện đường bộ - Chú ý về định nghĩa gia tốc chậm dần cực đại trung bình.

ASTM E1337-90, Phương pháp thử để xác định hệ số bám dọc lớn nhất của các bề mặt đường được thảm dùng cho lốp thử nghiệm.

3. Thiết bị phanh và các hệ thống phanh – Yêu cầu chung

3.1. Thiết bị phanh

Tất cả các hệ thống phanh được lắp trên xe.

3.2. Hệ thống phanh

Tổ hợp của các bộ phận để thực hiện một hoặc nhiều chức năng sau:

- kiểm soát (thông thường là để giảm) tốc độ của xe;

- dừng xe lại hoặc giữ xe đứng yên

3.2.1. Hệ thống phanh chính

Hệ thống phanh cho phép người lái trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát vận tốc của xe một cách chủ động trong khi lái bình thường hoặc dừng xe lại.

3.2.2. Hệ thống phanh dự phòng

Hệ thống phanh cho phép người lái trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát vận tốc của xe một cách chủ động hoặc dừng xe lại trong trường hợp hư hỏng hệ thống phanh chính (3.2.1).

3.2.3. Hệ thống phanh đỗ

Hệ thống phanh cho phép giữ xe đứng yên bằng cơ cấu cơ khí, ngay cả trên bề mặt nghiêng và đặc biệt khi không có người lái.

3.2.4. Hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài

Tập hợp tất cả các bộ phận trên xe cho phép người lái làm giảm tốc độ của xe hoặc giữ cho xe đi xuống dốc dài ở một vận tốc gần như không đổi mà hầu như không làm mòn và hư hỏng cơ cấu phanh ma sát; hệ thống này có thể có nhiều thiết bị hãm.

CHÚ THÍCH: Một hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài có thể bao gồm:

- bộ phận (các bộ phận) cung cấp năng lượng (5.1),

- bộ phận (các bộ phận) điều khiển (5.3),

- bộ phận (các bộ phận) truyền dẫn (5.4),

- bộ hãm (các bộ phận) chậm dần (5.5.3),

- thiết bị (các thiết bị) tiêu tán năng lượng, và

- thiế

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6821:2010 (ISO 611:2003) về Phương tiện giao thông đường bộ - Phanh ô tô và rơ moóc - Từ vựng

  • Số hiệu: TCVN6821:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản