TCVN 6821:2001
ISO 611 : 1994
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ -PHANH ÔTÔ VÀ MOÓC - TỪ VỰNG
Road vehicles - Braking of automotive vehicles and their trailers – Vocabulary
HÀ NỘI - 2001
Lời nói đầu
TCVN 6821 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 611 : 1994 (E/F/R).
TCVN 6821 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này định nghĩa những thuật ngữ cơ bản về phanh và thiết bị phanh. Những thuật ngữ này chỉ rõ các hệ thống hoặc bộ phận liên quan đến hoạt động của phanh hoặc những giá trị đặc trưng cho toàn bộ hoặc một phần sự hoạt động đó.
Những thuật ngữ được định nghĩa trong tiêu chuẩn này áp dụng cho ôtô, xe được kéo và đoàn xe như được định nghĩa trong TCVN 6211 : 1999 (ISO 3833).
TCVN 6211 : 1999 (ISO 3833 : 1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa (Road vehicles – Types – Terms and definitions).
3. Thiết bị và các hệ thống phanh
3.1 Thiết bị phanh (braking equipment): Tất cả các hệ thống phanh được lắp trên xe để giảm vận tốc hoặc dừng xe lại hoặc giữ xe đứng yên.
3.2 Hệ thống phanh chính (service braking system): Tất cả các bộ phận mà tác động của chúng có thể điều khiển được, cho phép người lái trực tiếp hoặc gián tiếp giảm vận tốc của xe trong khi lái bình thường hoặc dừng xe lại.
3.3 Hệ thống phanh dự phòng (secondary braking system): Tất cả các bộ phận mà tác động của chúng có thể điều khiển được, cho phép người lái trực tiếp hoặc gián tiếp giảm vận tốc của xe hoặc dừng xe lại trong trường hợp hư hỏng hệ thống phanh chính.
3.4 Hệ thống phanh dừng (parking braking system): Tất cả các bộ phận cho phép giữ xe đứng yên bằng cơ cấu cơ khí, ngay cả trên bề mặt nghiêng và đặc biệt khi không có người lái.
3.5 Hệ thống phanh chậm dần bổ trợ (additional retarding braking system): Tất cả các bộ phận cho phép người lái, trực tiếp hoặc gián tiếp, ổn định hoặc giảm vận tốc của xe, đặc biệt trên dốc dài.
3.6 Hệ thống phanh tự động (automatic braking system): Tất cả các bộ phận phanh xe một cách tự động.
Ví dụ: Trong trường hợp của xe được kéo, hệ thống phanh tự động được kích hoạt do sự tách rời khỏi xe kéo một cách ngẫu nhiên hay cố ý.
Một hệ thống phanh bao gồm bộ phận cung cấp năng lượng, bộ phận điều khiển, bộ phận truyền động, cơ cấu phanh và nếu cần một bộ phận bổ trợ đặt trên xe kéo dùng cho xe được kéo.
4.1 Bộ phận cung cấp năng lượng (energy-supplying device): Các phần của hệ thống phanh cung cấp, điều tiết và nếu cần chuyển hóa năng lượng cần thiết để phanh. Bộ phận này kết thúc ở nơi bộ phận truyền động bắt đầu, nghĩa là ở nơi các dòng khác nhau của các hệ thống phanh (xem 5.2), gồm cả dòng của các phụ kiện nếu được lắp, được ngăn cách với bộ phận cung cấp năng lượng hoặc ngăncách với nhau.
Chú thích 1 - Điều này cũng áp dụng cho xe được kéo.
4.2 Nguồn năng lượng (energy source): Phần của bộ phận cung cấp năng lượng, tạo ra năng lượng. Chú thích 2 - Nguồn năng lượng có thể được đặt cách rời khỏi xe (ví dụ đối với hệ thống phanh khí nén dùng cho moóc) và cũng có thể là sức mạnh cơ bắp của con người.
4.3 Bộ phận điều khiển (control device): Các phần của hệ thống phanh, khởi nguồn cho sự hoạt động và điều khiển tác dụng của hệ thống phanh này. Bộ phận điều khiển bắt đầu:
- tại vị trí tác dụng khi người lái (hoặc một người khác) trực tiếp tác động;
- tại vị trí tín hiệu điều khiển được truyền vào hệ thống phanh khi người lái gián tiếp tác động hoặc khi khôn
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6010:1995 (ISO 7116 - 1981) về phương tiện giao thông đường bộ - phương pháp đo vận tốc lớn nhất của xe máy do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6566:1999 về phương tiện giao thông đường bộ - ôtô lắp động cơ cháy do nén - phương pháp đo khí thải gây ô nhiễm trong thử công nhận kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5658:1999 về Ô tô - Hệ thống phanh - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử
- 1Quyết định 46/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 2962/QĐ-BKHCN năm 2010 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6010:1995 (ISO 7116 - 1981) về phương tiện giao thông đường bộ - phương pháp đo vận tốc lớn nhất của xe máy do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6566:1999 về phương tiện giao thông đường bộ - ôtô lắp động cơ cháy do nén - phương pháp đo khí thải gây ô nhiễm trong thử công nhận kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:1996 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5658:1999 về Ô tô - Hệ thống phanh - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6821:2010 (ISO 611:2003) về Phương tiện giao thông đường bộ - Phanh ô tô và rơ moóc - Từ vựng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6821:2001 (ISO 611 : 1994) về phương tiện giao thông đường bộ - phanh ôtô và móc - từ vựng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ba
- Số hiệu: TCVN6821:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 27/07/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực