Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀU
Water quality - Examination and determination of colour
Lời nói đầu
TCVN 6185:2015 thay thế TCVN 6185:2008.
TCVN 6185:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 7887:2011.
TCVN 6185:2015 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định; Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀU
Water quality - Examination and determination of colour
CẢNH BÁO - Người sử dụng tiêu chuẩn này cần thành thạo với các thực hành trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đề an toàn liên quan đến người sử dụng. Trách nhiệm của người sử dụng là phải xác lập thực hành về an toàn, bảo đảm sức khỏe phù hợp với các quy định của quốc gia.
QUAN TRỌNG - Điều quan trọng là phép thử tiến hành theo tiêu chuẩn này phải được thực hiện bởi các nhân viên đã được đào tạo.
Tiêu chuẩn này quy định bốn phương pháp khác nhau để kiểm tra độ màu, được ký hiệu từ A đến D.
Trước đây, phương pháp được sử dụng nhiều nhất để đánh giá độ màu trong các nhà máy xử lý nước, các khảo sát nghiên cứu về hồ, v.v.. là dựa vào tỉ lệ hexacloroplatinat (Thư mục tài liệu tham khảo [1]). Phương pháp C và D phù hợp với quy trình truyền thống này (Thư mục tài liệu tham khảo [2][3]).
Phương pháp A bao gồm kiểm tra độ màu biểu kiến của nước bằng cách quan sát mẫu nước trong bình bằng mắt thường. Phương pháp này chỉ có thể ghi được độ màu biểu kiến nên chỉ cho thông tin sơ bộ, ví dụ dùng cho việc khảo sát ngoài hiện trường.
Phương pháp B quy định phương pháp xác định độ màu thật của mẫu nước bằng thiết bị quang học và có thể áp dụng cho nước chưa qua xử lý, nước sinh hoạt và nước thải công nghiệp có độ màu thấp. Phương pháp này bao gồm cả một mục về các chất cản trở.
Phương pháp C quy định phương pháp xác định độ màu thật của mẫu nước bằng thiết bị quang học để so sánh với nồng độ hexacloroplatinat tại bước sóng l= 410 nm. Phương pháp này bao gồm cả một mục về các chất cản trở.
Phương pháp D quy định phương pháp xác định độ màu trên cơ sở so sánh bằng mắt thường với các dung dịch tiêu chuẩn hexacloplatinat và có thể áp dụng cho nước chưa qua xử lý hoặc nước uống. Phương pháp này bao gồm cả một mục về các chất cản trở.
Sử dụng phương pháp A và B thích hợp nếu màu của mẫu khác với màu của dung dịch so sánh màu.
CHÚ THÍCH 1: Trong một số trường hợp, các mẫu nước có độ màu đậm cần phải được pha loãng trước khi kiểm tra hoặc xác định. Tuy nhiên điều này có thể làm thay đổi các điều kiện hóa-lý dẫn đến sự thay đổi về màu.
CHÚ THÍCH 2: Quy trình kiểm soát chất lượng nội bộ cho tất cả các phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này được nêu trong Phụ lục A. Dữ liệu độ chụm được nêu trong Phụ lục B.
Khi báo cáo kết quả, phải báo cáo phương pháp sử dụng (phương pháp A đến D).
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghi
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10496:2015 (ISO 28540:2011) về Chất lượng nước - Xác định 16 hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) trong nước - Phương pháp sử dụng sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS)
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10499-2:2015 (ISO 9377-2:2000) về Chất lượng nước - Xác định chỉ số dầu hydrocacbon - Phần 2: Phương pháp chiết dung môi và sắc ký khí
- 3Quy chuẩn quốc gia QCVN 09-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11482-1:2016 về Malt - Xác định độ màu - Phần 1: Phương pháp quang phổ (Phương pháp chuẩn)
- 1Quyết định 247/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6634:2000 (ISO 8245 : 1999) về chất lượng nước - hướng dẫn xác định cacbon hữu cơ tổng số (TOC) và cacbon hữu cơ hoà tan (DOC) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6185:2008 (ISO 7887 : 1994) về Chất lượng nước - Kiểm tra và xác định độ màu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6492:2011 (ISO 10523 : 2008) về chất lượng nước - Xác định pH
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3 : 2003) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10496:2015 (ISO 28540:2011) về Chất lượng nước - Xác định 16 hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) trong nước - Phương pháp sử dụng sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS)
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10499-2:2015 (ISO 9377-2:2000) về Chất lượng nước - Xác định chỉ số dầu hydrocacbon - Phần 2: Phương pháp chiết dung môi và sắc ký khí
- 9Quy chuẩn quốc gia QCVN 09-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11482-1:2016 về Malt - Xác định độ màu - Phần 1: Phương pháp quang phổ (Phương pháp chuẩn)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6185:2015 (ISO 7887:2011) về Chất lượng nước - Kiểm tra và xác định độ màu
- Số hiệu: TCVN6185:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra