CHẤT LƯỢNG NƯỚC - HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CACBON HỮU CƠ TỔNG SỐ (TOC) VÀ CACBON HỮU CƠ HOÀ TAN (DOC)
Water quality - Guidelines for the determination of total organic carbon (TOC) and dissolved organic carbon (DOC)
Lời nói đầu
TCVN 6634 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 8245 : 1999. TCVN 6634 : 2000 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147
Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CACBON HỮU CƠ TỔNG SỐ (TOC) VÀ CACBON HỮU CƠ HOÀ TAN (DOC)
Water quality - Guidelines for the determination of total organic carbon (TOC) and dissolved organic carbon (DOC)
Tiêu chuẩn này hướng dẫn xác định cacbon tổng số (TC), cacbon vô cơ tổng số (TIC) và cacbon hữu cơ tổng số (TOC) trong nước uống, nước ngầm, nước mặt, nước biển và nước thải. Nó cũng định nghĩa các thuật ngữ, quy định những cản trở thuốc thử và các xử lý trước mẫu nước.
Phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này áp dụng cho các mẫu nước có hàm lượng cacbon hữu cơ từ 0,3mg/l đến 1000 mg/l. Nồng độ thấp hơn chỉ áp dụng cho các trường hợp riêng, thí dụ như nước uống, và được đo bằng máy có độ nhạy cao. Những nồng độ cao hơn có thể xác định được sau khi pha loãng thích hợp.
Tiêu chuẩn này không bàn đến tính chất phụ thuộc công cụ. Những chất hữu cơ như benzen, toluen, cyclohexan và cloroform cũng có thể được xác định bằng phương pháp này.
Xyanua, xyanat và các hạt cacbon (mồ hóng) khi chúng tồn tại trong mẫu cũng được xác định với cacbon hữu cơ.
TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3 : 1994) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản mẫu.
Trong tiêu chuẩn này những thuật ngữ và định nghĩa sau đây được dùng.
3.1 Cacbon tổng số
TC
Tổng cacbon vô cơ và hữu cơ trong nước, kể cả cacbon nguyên tố.
3.2 Cacbon vô cơ tổng số
TIC
Tổng cacbon tồn tại trong nước dưới dạng cacbon nguyên tố, cacbon dioxyt tổng số, cacbon monoxyt, cyanua, cyanat và thiocyanat.
Chú thích - Máy TOC thường đo TIC như là CO2 có nguồn gốc từ hydrocacbonat và cacbonat.
3.3 Cacbon hữu cơ tổng số
TOC
Tổng cacbon liên kết hữu cơ tồn tại trong nước, kể cả dạng tan và không tan, gồm cả cyanat, cacbon nguyên tố và thiocyanat.
3.4 Cacbon hữu cơ hoà tan
DOC
Tổng cacbon liên kết hữu cơ tồn tại trong nước, đi qua màng lọc cỡ lỗ 0,45 μm, gồm cả cyanat và thiocyanat.
3.5 Cacbon hữu cơ bay hơi
VOC
Cacbon hữu cơ thổi được.
PCO
Cacbon hữu cơ tồn tại trong nước, chúng có thể thổi được dưới các điều kiện của phương pháp này.
3.6 Cacbon hữu cơ không bay hơi
NVOC
Cacbon hữu cơ không thổi được.
NPDC
Cacbon hữu cơ tồn tại trong nước, chúng không thể thổi được dưới những điều kiện của phương pháp này.
Cacbon hữu cơ trong nước được oxy hoá đến cacbon dioxyt bằng đốt cháy, bằng cách thêm chất oxy hoá thích hợp, bằng tia cực tím hoặc tia năng lượng cao khác.
Sử dụng tia cực tím với một mình oxy là chấ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6634:2000 (ISO 8245 : 1999) về chất lượng nước - hướng dẫn xác định cacbon hữu cơ tổng số (TOC) và cacbon hữu cơ hoà tan (DOC) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6634:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực