Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6636 - 2 : 2000

ISO 9963 - 2 : 1994

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ĐỘ KIỀM - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ KIỀM CACBONAT
Water quality - Determination of alkalinity - Part 2: Determination of carbonate alkalinity

Lời nói đầu

TCVN 6636 - 2 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 9963 - 2 : 1994.

TCVN 6636 - 2 : 2000 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147

Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ĐỘ KIỀM - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ KIỀM CACBONAT

Water quality - Determination of alkalinity - Part 2:  Determination of carbonate alkalinity

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp để chuẩn độ độ kiềm cacbonat trong nước tự nhiên và nước uống.

Do dùng một giá trị pH điểm cuối cao hơn phương pháp trong TCVN 6636-1: 2000 (ISO 9963-1), ảnh hưởng của các chất nhận hydro như anion của axit humic trong phương pháp này được giảm đi.

Phương pháp này nhằm đánh giá các mẫu có độ kiềm cacbonat giữa 0,01 mmol/l và 4 mmol/l (H+ tương đương). Các mẫu có nồng độ cao hơn thì lấy lượng mẫu nhỏ hơn để phân tích.

Độ kiềm cacbonat thường được gọi là độ kiềm tổng số và thông thường có giá trị gần với độ kiềm metyl da cam.

Xác định điểm cuối bằng pH mét ít bị ảnh hưởng hơn là dùng chỉ thị màu.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 385-1:1984 Dụng cụ thuỷ tinh trong phòng thí nghiệm - Burét - Phần 1: Những yêu cầu chung. TCVN 4851: 1989 (ISO 3696:1987) Nước dùng trong phòng thí nghiệm phân tích - Đặc tính và các phương pháp thử.

TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2:1991) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

TCVN 5981: 1995 (ISO 6107-2:1989) Chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 2

TCVN 6636 -1: 2000 (ISO 9963-1:1994) Chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 1:      Xác định độ kiềm tổng số và độ kiềm composit.

IEC 746-2:1982 Biểu diễn kết quả các phân tích điện hoá - Phần 2: Giá trị pH.

3 Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, những định nghĩa sau đây được áp dụng.

3.1 Độ kiềm (A): Dung lượng của môi trường nước phản ứng với ion hydro (TCVN 5981: 1995 (ISO 6107-2)).

Trong phương pháp này, điểm cuối được chọn để cacbonat được trung hoà hoàn toàn.

3                              3                                         

 
 

Thông thường các chất nhận proton (X) khác cacbonat ở nồng độ thấp có thể bỏ qua. Các chất như vậy thường là amoniac, phosphat, anion của axit humic và các axit hữu cơ khác.

4 Nguyên tắc

Độ kiềm được xác định bằng chuẩn độ với axit clohydric đồng thời với việc giải phóng khí cacbon dioxit. Như vậy điểm cuối là chính xác và không phụ thuộc nồng độ kiềm ban đầu. Điểm cuối càng gần điểm trung hoà càng tốt và cần phải chậm để cacbon dioxit kịp thoát ra. Trong tiêu chuẩn này điểm cuối được đặt ở pH 5,4 vì giá trị pH này dễ xác định bằng chỉ thị đã chọn. Sai số hệ thống phát sinh được hiệu chỉnh bằng chuẩn độ mẫu trắng.

5 Thuốc thử

Chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6636-2:2000 (ISO 9963 - 2 : 1994) về chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 2- Xác định độ kiềm cacbonat do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6636-2:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản