CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH SUNFUA HOÀ TAN - PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG DÙNG METYLEN XANH
Water quality - Determination of dissolved sulfide - Photometric method using methylen blue
Lời nói đầu
TCVN 6637 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 10530 : 1992
TCVN 6637 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC147
Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH SUNFUA HÒA TAN -PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG DÙNG METYLEN XANH
Water quality - Determination of dissolved sulfide - Photometric method using methylen blue
1.1 Khoảng nồng độ áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo quang để xác định sunfua hòa tan ở trong nước. Phương pháp này áp dụng để xác định sunfua hòa tan ở nồng độ 0,04 mg/l đến 1,5 mg/l.
Những nồng độ cao hơn có thể được xác định bằng cách giảm lượng mẫu và pha loãng mẫu nước.
Phương pháp này được áp dụng cho nước thải, nước tự nhiên không yêu cầu lọc.
1.2 Cản trở
Những ion sau đây không cản trở việc xác định nếu nồng độ của chúng chưa đạt hoặc vượt
Xianua 2 mg/l
Iodua 20 mg/l
Thiosunfat 900 mg/l
Thioxianat 900 mg/l
Sunfit 700 mg/l
Xác định phần sunfua trong polysunfua bằng phương pháp này là không hoàn toàn.
Cacbon disunfua khi nồng độ < 10 mg/l và / hoặc etyl mecaptan < 1 mg/l không ảnh hưởng đến phương pháp.
Nước không lọc được theo điều 6 không thể phân tích bằng phương pháp này. Trong trường hợp này, sunfua dễ giải phóng ở pH 4 có thể được xác định (một tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này đang được soạn thảo).
TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
Lọc mẫu để tách chất rắn lơ lửng và sunfua khó tan. Giữ sunfua trong nước lọc bằng cách thêm dung dịch ascobic. Giải phóng sunfua từ nước lọc bằng nitơ và chuyển vào bình hứng chứa dung dịch nước kẽm axêtat.
Thêm axit dimetyl-p-phenylendiamin vào bình hứng để tạo leucometylen xanh, rồi oxy hóa thành metylen xanh bằng cách thêm ion sắt (III). Đo độ hấp thụ của phức ở bước sóng 665 nm.
Chỉ dùng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương. Nước cần đuổi oxy bằng biện pháp thích hợp như đun sôi hoặc sục khí nitơ.
4.1 Axit sunfuric, ρ(H2SO4) = 1,84 g/ml
4.2 Natri hydroxyt (NaOH), dung dịch 32 % (m/m), c(NaOH) ≈ 10 mol/l.
4.3 Dung dịch kẽm axetat
Hòa tan 20 g kẽm axetat Zn(CH3COO)2.2H2O trong nước và pha thành 1 lít.
Dung dịch có thể bị đục nhưng điều đó không ảnh hưởng đến việc xác định.
4.4 Dung dịch đệm phtalat, pH 4,0 ± 0,1
Hòa tan 80 g kali hydrophtalat (C8H5KO4) trong 920 ml nước. Kiểm tra pH dung dịch và nếu cần điều chỉnh pH đến 4,0 bằng dung dịch natri hidroxit pha loãng [c(NaOH) = 1 mol/l] hoặc dung dịch axit clohidric [c(HCl) = 1 mol/l].
4.5 Dung dịch atcobic, pH 10 ± 0,1
Hòa tan 10 g axit atcobic
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6635:2000 (ISO 9390 : 1990) về chất lượng nước - Xác định borat - Phương pháp đo phổ dùng azometin-H do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6636-1:2000 (ISO 9963 - 1 : 1994) về chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 1 - Xác định độ kiềm tổng số và độ kiềm composit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6636-2:2000 (ISO 9963 - 2 : 1994) về chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 2- Xác định độ kiềm cacbonat do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6638:2000 (ISO 10048 : 1991) về chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hoá xúc tác sau khi khử bằng hợp kim devarda do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6657:2000 (ISO 12020 : 1997) về chất lượng nước - Xác định nhôm - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6658:2000 (ISO 11083 : 1994) về chất lượng nước - Xác định crom (VI) - Phương pháp đo phổ dùng 1,5-Diphenylcacbazid do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6635:2000 (ISO 9390 : 1990) về chất lượng nước - Xác định borat - Phương pháp đo phổ dùng azometin-H do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6636-1:2000 (ISO 9963 - 1 : 1994) về chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 1 - Xác định độ kiềm tổng số và độ kiềm composit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6636-2:2000 (ISO 9963 - 2 : 1994) về chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 2- Xác định độ kiềm cacbonat do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6638:2000 (ISO 10048 : 1991) về chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hoá xúc tác sau khi khử bằng hợp kim devarda do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6657:2000 (ISO 12020 : 1997) về chất lượng nước - Xác định nhôm - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6658:2000 (ISO 11083 : 1994) về chất lượng nước - Xác định crom (VI) - Phương pháp đo phổ dùng 1,5-Diphenylcacbazid do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6637:2000 (ISO 10530 : 1992) về chất lượng nước - Xác định sunfua hoà tan - Phương pháp đo quang dùng metylen xanh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6637:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực