Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13589-2:2022

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - ĐỊA VẬT LÝ LỖ KHOAN - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP GAMMA TỰ NHIÊN

Investigation, evaluation and exploration of minerals - Borehole gecphygical survey - Part 2: Natural gamma ray method

Lời nói đầu

TCVN 13589-2:2022 do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13589 Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - địa vật lý lỗ khoan gồm các tiêu chuẩn sau:

TCVN 13589-1:2022, Phần 1: Quy định chung

TCVN 13589 -2:2022, Phần 2: Phương pháp gamma tự nhiên

TCVN 13589 -3:2022, Phần 3: Phương pháp gamma nhân tạo

TCVN 13589 -4:2022, Phần 4: Phương pháp phổ gamma

TCVN 13589 -5:2022, Phần 5: Phương pháp nơtron

TCVN 13589 -6:2022, Phần 6: Phương pháp đo nhiệt độ

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - ĐỊA VẬT LÝ LỖ KHOAN - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP GAMMA TỰ NHIÊN

Investigation, evaluation and exploration of minerals - Borehole gecphygical survey - Part 2: Natural gamma ray method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật phương pháp gamma tự nhiên trong lỗ khoan, phục vụ điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản; khảo sát địa chất thủy văn, địa chất công trình; điều tra tai biến địa chất và môi trường.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho điều tra, đánh giá và thăm dò dầu khí.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13589-1:2022 - Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Địa vật lý lỗ khoan - Phần 1; Quy định chung;

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 13589-1:2022.

4  Nguyên lý phương pháp gamma tự nhiên

Máy giếng sử dụng bộ đếm các lượng tử gamma tự nhiên (thường là ống đếm Geiger-Muller) sau khi lọt vào ống đếm, các lượng tử gamma biến đổi thành các tín hiệu là xung điện ở đầu ra của mạch tích phân. Tín hiệu được khuyếch đại và lọc rồi đưa qua cáp lên khối điều chế tín hiệu ở mặt đất. Khối điều chế sẽ biến đổi các xung điện vào thành các hiệu điện thế ở đầu ra và chuyển đến bộ ghi. Bộ ghi sẽ ghi tín hiệu điện tương ứng với cường độ gamma ở chiều sâu điểm đo của máy giếng. Sơ đồ khối cấu tạo của đầu đo (sond) gamma tự nhiên nêu tại Phụ lục A.

5  Máy móc, thiết bị, công tác kiểm tra, hiệu chuẩn máy đo

5.1  Máy móc, thiết bị đo

Đầu đo gamma tự nhiên được chế tạo để đo - ghi cường độ bức xạ gamma tự nhiên của đất đá dọc thành lỗ khoan, đầu đo được kết nối với bộ phận tời cáp và trạm đo dùng chung cho nhiều phương pháp địa vật lý lỗ khoan; số liệu đo ghi dưới dạng số; phai số liệu có thể chuyển đổi sang các phần mềm xử lý chuyên dụng để xử lý. Đầu đo gamma thường được tích hợp với phương pháp thế tự nhiên, điện trở suất, đường kính...

5.2  Công tác kiểm tra, đảm bảo chất lượng đo đạc

5.2.1  Trong quá trình thi công, hàng ngày phải kiểm tra đầu đo gamma ở chế độ “tĩnh” để xác định độ nhạy, độ ổn định của thiết bị đo. Chỉ các thiết bị đo đáp ứng yêu cầu kiểm định và kiểm tra chất lượng hàng ngày theo quy định mới được phép sử dụng.

5.2.2  Nội dung và trình tự kiểm tra được tiến hành theo đúng hướng dẫn trong lý lịch từng loại máy.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13589-2:2022 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Địa vật lý lỗ khoan - Phần 2: Phương pháp gamma tự nhiên

  • Số hiệu: TCVN13589-2:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản