Investigation, evaluation and exploration of minerals - Borehole geophygical survey - Part 13: Borhole imager method
Lời nói đầu
TCVN 13589-13:2023 do Cục Địa chất Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 13589 Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Địa vật lý lỗ khoan còn các tiêu chuẩn sau:
TCVN 13589-1:2022 Phần 1: Quy định chung
TCVN 13589-2:2022 Phần 2: Phương pháp gamma tự nhiên
TCVN 13589-3:2022 Phần 3: Phương pháp gamma nhân tạo
TCVN 13589-4:2022 Phần 4: Phương pháp phổ gamma
TCVN 13589-5:2022 Phần 5: Phương pháp nơtron
TCVN 13589-6:2022 Phần 6: Phương pháp đo nhiệt độ
TCVN 13589-7:2023, Phần 7: Phương pháp vi hệ điện cực
TCVN 13589-8:2023, Phần 8: Phương pháp đo cảm ứng điện từ
TCVN 13589-9:2023, Phần 9: Phương pháp thế điện phân cực
TCVN 13589-10:2023, Phần 10: Phương pháp đồng vị phóng xạ gamma
TCVN 13589-11:2023, Phần 11: Phương pháp sóng âm
TCVN 13589-12:2023, Phần 12: Phương pháp đo góc cắm của đá
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - ĐỊA VẬT LÝ LỖ KHOAN - PHẦN 13: PHƯƠNG PHÁP HÌNH ẢNH TRONG LỖ KHOAN
Investigation, evaluation and exploration of minerals - Borehole geophygical survey - Part 13: Borhole imager method
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật phương pháp hình ảnh trong lỗ khoan, phục vụ điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản; khảo sát địa chất thủy văn, địa chất công trình; điều tra tai biến địa chất và môi trường.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho điều tra, đánh giá và thăm dò dầu khí.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các bán sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 13589-1:2022-Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Địa vật lý lỗ khoan - Phần 1: Quy định chung.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 13589-1:2022 và thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Phương pháp hình ảnh trong lỗ khoan (Borhole imager method)
Phương pháp chụp ảnh thành lỗ khoan bằng các thiết bị chuyên dụng để luận giải cấu trúc của đất đá dọc thành lỗ khoan.
4 Nguyên lý của phép đo hình ảnh lỗ khoan
Hệ thống đo gồm 2 phần là: máy chụp ảnh quang học trong lỗ khoan và hệ thống định vị lỗ khoan.
- Máy chụp ảnh quang học: có khả năng điều khiển từ xa, sử dụng cảm biến hình ảnh kỹ thuật số CMOS có độ phân giải cao kết hợp với ống kính mắt cá. Công cụ này tạo ra hình ảnh kỹ thuật số 360° cực kỳ rõ ràng, sắc nét, được quét liên tục về các phía xung quanh thành lỗ khoan. Máy có thể đạt được độ phân giải lên đến 1800 pixel trên chu vi lỗ khoan, điều này làm cho máy truyền hình này trở nên lý tưởng cho các phân tích thạch học, khoáng vật học và cấu trúc địa chất trong lỗ khoan.
- Hệ thống định hướng: có độ chính xác cao kết hợp từ kế 3 trục và gia tốc kế 3 trục cho phép định hướng hình ảnh và xác định phương vị và độ nghiêng c
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13589-13:2023 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Địa vật lý lỗ khoan - Phần 13: Phương pháp hình ảnh trong lỗ khoan
- Số hiệu: TCVN13589-13:2023
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2023
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực