Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU - ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM
Leaf tobacco - Sensory evaluation by scoring method
Lời nói đầu
TCVN 13583:2022 do Công ty TNHH MTV Viện Thuốc lá biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU - ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM
Leaf tobacco - Sensory evaluation by scoring method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá cảm quan thuốc lá nguyên liệu vàng sấy, Burley và Oriental dạng lá và dạng sợi.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6675, Thuốc lá - Xác định độ ẩm - Phương pháp dùng tủ sấy TCVN 12389 (ISO 8586), Phân tích cảm quan - Hướng dẫn chung để lựa chọn huấn luyện, giám sát người đánh giá lựa chọn và chuyên gia đánh giá cảm quan
TCVN 12390 (ISO 8589), Phân tích cảm quan - Hướng dẫn chung về thiết kế phòng thử.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Thuốc lá nguyên liệu (leaf tobacco)
Thuốc lá sau khi được sấy khô và xử lý thích hợp, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá điếu.
3.2
Thuốc lá nguyên liệu vàng sấy (flue-cured tobacco/Virginia tobacco)
Lá thuốc lá Virginia được sấy khô gián tiếp bằng hơi nóng trong lò, thường có màu vàng cam, vàng chanh, có mức đường khử hơi cao, độ nặng sinh lý từ nhẹ đến rất nặng. Đặc trưng nguyên liệu này có hương thơm ngọt, mùi cỏ khô, trà, hoa quả, vị hơi cay nóng hoặc cay nóng, hơi có tính axit.
3.3
Thuốc lá nguyên liệu Burley (Burley tobacco)
Lá thuốc lá Burley được sấy khô bằng cách hong gió, thường có màu cà phê sáng đến màu sôcôla (nâu sáng, nâu thẫm), có mức đường khử thấp, độ nặng sinh lý có thể từ nặng đến rất nặng. Đặc trưng nguyên liệu này có hương thơm với mùi cacao, khói có tính kiềm, vị hơi đắng chát.
3.4
Thuốc lá nguyên liệu Oriental (Oriental tobacco)
Lá thuốc lá Oriental được sấy khô bằng cách hong khô bằng ánh sáng mặt trời, thường có màu vàng sáng, vàng phớt xanh đến nâu nhạt, độ nặng sinh lý từ nhẹ đến vừa phải. Đặc trưng nguyên liệu này có mùi cỏ khô, vị ngọt dễ chịu, vị chua, có tính axit.
3.5
Hương thơm (flavour)
Đặc tính của khói thuốc được đánh giá qua miệng và mũi, có biên độ đánh giá khác nhau tùy thuộc vào người hút.
3.5.1
Hương thơm đặc trưng (characteristic flavour)
Mùi hương thể hiện các thuộc tính riêng biệt và đặc trưng cho từng loại nguyên liệu thuốc lá, được coi là dấu hiệu để phân biệt các loại nguyên liệu thuốc lá khác nhau.
3.5.2
Mùi tạp (off-odour)
Mùi do các hợp chất không phải từ thuốc lá, lẫn trong thành phần nguyên liệu thuốc lá khi bị đốt cháy tạo cảm giác khó chịu như mùi hôi, tanh, khét... ảnh hưởng đến hương thơm của thuốc lá.
3.6
Vị (taste)
Cảm giác gây ra bởi khói thuốc khi tiếp xúc với cơ quan vị giác (tác động vào các gai vị giác nằm trên m
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10848:2015 về Hạt giống thuốc lá - Yêu cầu kỹ thuật
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10774-1:2015 (ISO 8191-1:1987) về Đồ nội thất - Đánh giá khả năng cháy của đồ nội thất được bọc - Phần 1: Nguồn cháy: Điếu thuốc lá cháy âm ỉ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13154:2020 về Sản phẩm thuốc lá làm nóng - Xác định hàm lượng các oxit nitơ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13994:2024 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với quá trình sản xuất thuốc lá
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3215:1979 về sản phẩm thực phẩm - phân tích cảm quan - phương pháp cho điểm do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5080:2002 (ISO 4874 : 2000) về Thuốc lá - Lấy mẫu thuốc lá nguyên liệu - Nguyên tắc chung
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10848:2015 về Hạt giống thuốc lá - Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008) về Phân tích cảm quan - Thuật ngữ và định nghĩa
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10774-1:2015 (ISO 8191-1:1987) về Đồ nội thất - Đánh giá khả năng cháy của đồ nội thất được bọc - Phần 1: Nguồn cháy: Điếu thuốc lá cháy âm ỉ
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12389:2018 (ISO 8586:2012) về Phân tích cảm quan - Hướng dẫn chung để lựa chọn huấn luyện, giám sát người đánh giá lựa chọn và chuyên gia đánh giá cảm quan
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12390:2018 (ISO 8589:2007) về Phân tích cảm quan - Hướng dẫn chung đối với việc thiết kế phòng thử nghiệm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12387:2018 (ISO 6658:2017) về Phân tích cảm quan - Phương pháp luận - Hướng dẫn chung
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13154:2020 về Sản phẩm thuốc lá làm nóng - Xác định hàm lượng các oxit nitơ
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6675:2022 về Thuốc lá - Xác định độ ẩm - Phương pháp dùng tủ sấy
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13994:2024 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với quá trình sản xuất thuốc lá
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13583:2022 về Thuốc lá nguyên liệu - Đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm
- Số hiệu: TCVN13583:2022
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2022
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra