Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12402-1:2020

ISO 7027-1:2016

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỤC - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

Water quality - Determination of turbidity - Part 1: Quantitative methods

Lời nói đầu

TCVN 12402-1:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 7027-1:2016

TCVN 12402-1:2020 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Phép đo độ đục có thể bị ảnh hưởng bởi các chất hấp thụ ánh sáng hòa tan (các chất truyền màu). Những hiệu ứng như vậy có thể được giảm thiểu bằng cách tiến hành các phép đo ở bước sóng lớn hơn 800 nm. Chỉ màu đen cacbon và màu xanh lam có thể tìm thấy trong một số nước bị ô nhiễm, tác động nhẹ đến phép đo độ đục trong vùng phổ này. Bọt khí cũng gây cản trở đến phép đo, nhưng những cản trở này có thể được giảm thiểu bằng cách xử lý mẫu cẩn thận.

Để khảo sát về mức độ, các vấn đề đặc trưng sẽ yêu cầu những quy định về các điều kiện bổ sung.

ISO 7027 : 1999 đã chấp nhận thành TCVN 6184 :2008.

Hiện nay, ISO 7027 : 1999 đã bị hủy bỏ và hiện đã được thay thế bằng 02 tiêu chuẩn và ISO 7027- 1 :2016 và ISO/FDIS 7027-2

ISO 7027-1 :2016 đang được xây dựng thành TCVN 12402-1:2018 Chất lượng nước - Xác định độ đục - Phần 1: Phương pháp định lượng và ISO/FDIS 7027-2 sẽ được xây dựng thành tiêu chuẩn quốc gia trong thời gian sớm nhất

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỤC - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

Water quality - Determination of turbidity - Part 1: Quantitative methods

CẢNH BÁO - Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải thành thạo các phép thực hành cơ bản trong phòng thí nghiệm. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đề an toàn liên quan đến người sử dụng. Trách nhiệm của người sử dụng là phải bảo đảm an toàn và có sức khỏe phù hợp với các quy định của quốc gia.

QUAN TRỌNG - Chỉ những nhân viên được đào tạo phù hợp mới được tiến hành phép thử theo tiêu chuẩn này.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp định lượng sử dụng máy đo độ đục quang học hoặc nephelometer (máy đo cỡ hạt) để xác định độ đục trong nước:

a) Đo cỡ hạt, quy trình đo bức xạ khuếch tán, áp dụng cho nước có độ đục thấp (ví dụ nước uống);

b) Đo độ đục, phương pháp đo sự suy giảm của thông lượng bức xạ, thích hợp hơn với nước có độ đục cao (ví dụ nước thải hoặc nước bị ô nhiễm).

Độ đục được đo theo phương pháp thứ nhất biểu thị theo đơn vị đục kế (NTU). Kết quả trong khoảng từ <0,05 NTU đến 400 NTU. Tùy thuộc vào thiết kế của thiết bị, cũng có thể áp dụng cho nước có độ đục cao hơn. Có sự tương đương về số của các đơn vị NTU và đơn vị đục kế fomazin (FNU)

Độ đục được đo bằng phương pháp thứ hai được biểu thị theo đơn vị suy giảm formazin (FAU), cho kết quả trong khoảng từ 40 FAU đến 4000 FAU.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

CIE Publication No. 17, International lighting vocabulary (Từ vựng quốc tế về ánh sáng).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này, các định nghĩa được đưa ra trong CIE xuất bản phẩm số 17 và sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Độ đục (turbidity)

Độ đục là sự giảm độ trong

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12402-1:2020 (ISO 7027-1:2016) về Chất lượng nước - Xác định độ đục - Phần 1: Phương pháp định lượng

  • Số hiệu: TCVN12402-1:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản