Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12343:2019

ISO/IEC 15394:2017

BAO BÌ - MÃ VẠCH VÀ MÃ VẠCH HAI CHIỀU TRÊN NHÃN DÙNG TRONG GỬI, VẬN TẢI VÀ NHẬN HÀNG

Packaging - Bar code and two-dimensional symbols for shipping, transport and receiving labels

Lời nói đầu

TCVN 12343:2019 hoàn toàn tương đương ISO/IEC 15394:2017.

TCVN 12343:2019 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 Thu thập dữ liệu tự động biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Việc trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) kết hợp với việc vận tải vật lý và xếp dở các gói hàng và khi cần để xác định nguồn gốc là phù hợp, như được nêu trong TCVN ISO 9000, yêu cầu một mã phân định đơn nhất và rõ ràng để liên kết dữ liệu điện tử và đơn vị vận tải.

Nhãn vận tải gắn mã vạch được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp toàn cầu. Hiện có một số tiêu chuẩn khác nhau, mỗi tiêu chuẩn được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của một lĩnh vực công nghiệp đặc thù. Để sử dụng hiệu quả và kinh tế trong phạm vi và giữa các lĩnh vực công nghiệp, rất cần đến một tiêu chuẩn chung cho đa ngành công nghiệp.

Nhãn vận tải gắn mã vạch được thiết kế để tạo thuận lợi cho việc tự động hóa quá trình gửi, xếp tải và các hoạt động quản lý hàng hóa. Thông tin mã vạch trên nhãn vận tải có thể được sử dụng như một mã khóa để truy cập cơ sở dữ liệu thích hợp có chứa thông tin chi tiết về đơn vị vận tải, bao gồm thông tin truyền qua EDI. Ngoài ra, nhãn vận tải có thể chứa thông tin khác theo thỏa thuận giữa các đối tác thương mại.

Nhãn vận tải có thể bao gồm mã vạch hai chiều giúp truyền tải một lượng lớn nhãn vận tải hoặc dữ liệu EDI từ người gửi đến người nhận và để hỗ trợ hệ thống phân loại và theo dõi tự động của hãng vận tải.

Tiêu chuẩn này hợp nhất tiêu chuẩn về công nghệ, cấu trúc dữ liệu và sự phù hợp của ISO/IEC JTC 1/SC 31 với yêu cầu của người sử dụng về nhãn gửi hàng thành một tiêu chuẩn ứng dụng duy nhất.

Tiêu chuẩn này quy định về nhãn gửi hàng, ISO 22742 hướng dẫn làm bao bì sản phẩm. Tiêu chuẩn này và ISO 22742 bổ sung cho nhau.

Ngoài ra, ISO 17365 do ISO/TC 122 biên soạn, quy định việc sử dụng thẻ tần số sóng (RF) trên các đơn vị gửi/ vận tải hàng.

 

BAO BÌ - MÃ VẠCH VÀ MÃ VẠCH HAI CHIỀU TRÊN NHÃN DÙNG TRONG GỬI, VẬN TẢI VÀ NHẬN HÀNG

Packaging - Bar code and two-dimensional symbols for shipping, transport and receiving labels

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này:

- quy định yêu cầu tối thiểu đối với việc thiết kế nhãn chứa mã vạch một chiều và hai chiều trên các đơn vị vận tải để chuyển tải dữ liệu giữa các đối tác thương mại;

- cung cấp khả năng xác định nguồn gốc của các đơn vị vận tải bằng việc sử dụng mã phân định đơn vị vận tải đơn nhất (biển số);

- hướng dẫn về việc định dạng dữ liệu trên nhãn được thể hiện trong mã vạch một, hai chiều hoặc ở định dạng người đọc được;

- khuyến nghị cụ thể liên quan đến việc lựa chọn mã vạch và quy định các yêu cầu về chất lượng mã vạch;

- khuyến nghị về vị trí, kích thước, sự thể hiện chữ dạng tự do, đồ họa thích hợp trên nhãn;

- hướng dẫn về việc lựa chọn vật liệu nhãn.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho quá trình in trực tiếp lên các bề mặt giấy craft màu gợn sóng.

CHÚ THÍCH  Hướng dẫn in trực tiếp lên các bề mặt nhãn in mẫu thủ công được nêu trong tài liệu tham khảo như Sổ tay hướng dẫn về hộp carton hay bao bì dạng sợi [10].

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12343:2019 (ISO/IEC 15394:2017) về Bao bì - Mã vạch và mã vạch hai chiều trên nhãn dùng trong gửi, vận tải và nhận hàng

  • Số hiệu: TCVN12343:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản