Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7626:2019

ISO/IEC 15416:2016

KĨ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG - YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỐI VỚI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG IN MÃ VẠCH - MÃ VẠCH MỘT CHIỀU

Automatic identification and data capture techniques - Bar code print quality test specification - Linear symbols

Lời nói đầu

TCVN 7626:2019 thay thế TCVN 7626:2008.

TCVN 7626:2019 hoàn toàn tương đương ISO/IEC15416:2016.

TCVN 7626:2019 do Tiểu Ban kĩ thuật Tiêu chuẩn TCVN/JTC1/SC31 "Thu nhận dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Lời giới thiệu

Công nghệ mã vạch dựa trên cơ sở công nhận các dấu hiệu được mã hóa dưới dạng vạch và khoảng trống xen kẽ có kích thước xác định theo nguyên tắc chuyển các kí tự thành dạng dấu hiệu gọi là quy định kĩ thuật của mã vạch.

Mã vạch phải được thiết lập sao cho có thể được giải mã một cách tin cậy khi sử dụng, nếu nó đáp ứng mục đích cơ bản là vật mang dữ liệu đọc được bằng máy.

Vì vậy các nhà sản xuất thiết bị mã vạch và người thiết lập/sử dụng mã vạch đòi hỏi phải công bố và có sẵn tiêu chuẩn về thử nghiệm chuẩn cho mục đích đánh giá khách quan chất lượng các mã vạch, làm bằng chứng tham khảo khi triển khai thiết bị cũng như tiêu chuẩn áp dụng hoặc để xác định chất lượng của mã vạch. Các yêu cầu kĩ thuật thử nghiệm này là nền tảng cho việc sử dụng các thiết bị đo lường nhằm mục đích kiểm soát quá trình và bảo đảm chất lượng trong khi thiết lập/chế tạo/sản xuất mã vạch cũng như sử dụng sau này.

Đặc tính của thiết bị kiểm tra mã vạch được quy định tại tiêu chuẩn ISO/IEC 15426-1.

Tiêu chuẩn này cần được sử dụng cùng với quy định kĩ thuật về mã vạch sẽ thử, quy định này cung cấp chi tiết về mã vạch cụ thể cần thiết để áp dụng chúng.

Phương pháp này cung cấp cho nhà sản xuất mã vạch và các bên thương mại một biện pháp chuẩn chung để trao đổi thông tin về chất lượng mã vạch sau in.

 

KĨ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG - YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỐI VỚI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG IN MÃ VẠCH - MÃ VẠCH MỘT CHIỀU

Automatic identification and data capture techniques - Bar code print quality test specification - Linear symbols

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này:

- quy định phương pháp luận trong đánh giá các thuộc tính riêng của mã vạch;

- quy định phương pháp định lượng các kết quả đo để đưa ra đánh giá tổng thể về chất lượng của mã vạch;

- cung cấp thông tin về các nguyên nhân sai lệch khỏi mức tối ưu có thể có, nhằm hỗ trợ người sử dụng trong việc áp dụng các biện pháp hiệu chỉnh thích hợp.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại mã vạch mà thuật toán giải mã tham chiếu của nó đã được quy định, và các loại mã vạch đọc bằng phương pháp quét tuyến tính, tuy nhiên có thể áp dụng một phần hoặc toàn bộ cho các loại mã vạch khác.

2  Tài liệu viện dẫn

Không có tài liệu viện dẫn trong tiêu chuẩn này.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Hệ số phản xạ của vạch (Bar reflectance)

Giá trị hệ số phản xạ thấp nhất của phần tử vạch trong đồ thị đặc tính phản xạ quét của phần tử đó.

3.2

Giải mã (Decode)

Xác định thông tin được mã hóa dưới dạng mã vạch.

3.3

Độ tương phản của đường biên (Edge contrast)

Mức độ khác biệt giữa hệ số phản xạ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7626:2019 (ISO/IEC 15416:2016) về Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kĩ thuật đối với kiểm tra chất lượng in mã vạch - Mã vạch một chiều

  • Số hiệu: TCVN7626:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản