Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11128:2015

MÃ SỐ MÃ SỐ VẠCH VẬT PHẨM - QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI VỊ TRÍ ĐẶT MÃ VẠCH

Article numbering and bar coding - Symbol placement specification

Lời nói đầu

TCVN 11128:2015 được biên soạn trên cơ sở tham khảo Quy định kĩ thuật chung phiên bản số 15 năm 2015 của GS1 (GS1 General Specification).

TCVN 11128:2015 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 “Thu thập dữ liệu tự động” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tính thống nhất của vị trí đặt mã vạch là điều quyết định để việc quét mã vạch được tốt. Khi quét bằng tay, các vị trí đặt mã vạch khác nhau sẽ gây khó khăn cho người điều khiển phương tiện quét vì phải dự đoán mã vạch được đặt ở đâu và điều này sẽ làm giảm năng suất. Khi quét tự động, mã vạch phải được đặt sao cho máy quét cố định đọc được mã vạch khi sản phẩm gắn mã đó đi qua. Việc tuân theo quy định nêu trong tiêu chuẩn này sẽ giúp người sử dụng mã số mã vạch đạt được tính thống nhất về vị trí đặt mã, tăng khả năng đoán trước vị trí mã vạch cần có.

Các quy định trong tiêu chuẩn này thay thế các khuyến nghị trước đây. Tuy nhiên, nhà sản xuất không phải loại bỏ các bao gói đã in theo hướng dẫn từ trước. Khi thiết kế lại bao gói, phải tuân theo các quy định kĩ thuật nêu trong tiêu chuẩn này. Nếu quy định của chính phủ mâu thuẫn với các quy định nêu trong tiêu chuẩn này thì phải luôn ưu tiên các quy định của chính phủ.

CHÚ THÍCH: Mã vạch làm ví dụ trong tiêu chuẩn này chỉ để nêu lên vị trí của mã và không nhằm để ám chỉ chủng loại, cỡ, màu hay chất lượng chính xác của mã vạch.

 

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHM - QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI VỊ TRÍ ĐẶT MÃ VẠCH

Article numbering and bar coding - Symbol placement specification

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định vị trí đặt mã vạch lên các dạng bao gói và hộp/ vật đựng đặc thù.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 9086:2011 Mã số mã vạch GS1 - Thuật ngữ và định nghĩa.

3  Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt

3.1  Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 9086:2011 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1.1

Vật phẩm để quét trong phân phối nói chung (General Distribution Scanning Item)

Thương phẩm hoặc đơn vị logistic được xử lý như một đơn vị độc lập trong quá trình vận chuyển và phân phối.

VÍ DỤ: Pa-lét, thùng giấy, hòm, túi và toa chở hàng.

3.1.2

Bao gói ngẫu nhiên/ không đăng kí (Random/unregistered wrap)

Loại giấy gói có kiểu thiết kế lặp lại, không bị cắt và không bị đặt lên sản phẩm theo một thế mà phần thiết kế đặc thù của nó luôn xuất hiện ở cùng một vị trí. Không có mã vạch xuất hiện trên mặt của bao gói khi loại giấy gói này bọc lấy sản phẩm.

VÍ DỤ: Loại dùng trên giấy ráp hay bơ thực vật.

3.2  Các từ viết tắt

GTIN: Mã số toàn cầu phân định thương phẩm (Global trade item number)

POS: Điểm bán lẻ

SKU: Đơn vị lưu hàng trong kho (Stock Keeping Unit)

4  Yêu cầu chung

4.1  Vị trí

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11128:2015 về Mã số mã vạch vật phẩm – Quy định đối với vị trí đặt mã vạch

  • Số hiệu: TCVN11128:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản