Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9086:2011

MÃ SỐ MÃ VẠCH GS1 – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

GS1 number and bar code – GS1 glossary terms and definitions

Lời nói đầu

TCVN 9086:2011 được biên soạn trên cơ sở tham khảo Quy định kĩ thuật chung của tổ chức mã số mã vạch quốc tế (GS1 General Specification).

TCVN 9086:2011 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 "Thu thập dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÃ SỐ MÃ VẠCH GS1 – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

GS1 number and bar code – GS1 glossary terms and definitions

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những thuật ngữ và định nghĩa dùng trong hệ thống GS1, nhằm tạo thuận lợi cho các người dùng không chuyên và các chuyên gia trong việc hiểu biết chung về các khái niệm cơ bản và tiên tiến về mã số mã vạch của GS1.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Phương pháp kí hiệu hai chiều (2-dimensional symbology)

Kí hiệu có thể đọc bằng quang học, được kiểm tra cả về chiều thẳng đứng và chiều ngang để đọc được toàn bộ gói tin. Kí hiệu hai chiều có thể là một trong hai loại sau: kí hiệu ma trận và kí hiệu đa hàng. Kí hiệu hai chiều có đặc tính tìm lỗi và có thể bao gồm đặc tính sửa lỗi.

2.2. Hiệu nghiệm (active potency)

Thể hiện tác dụng thực tế (“tích cực”) đo được về sản phẩm sinh học như máu.

2.3. Kí hiệu bổ sung (add-on symbol)

Mã vạch được dùng để mã hóa thông tin phụ thêm vào thông tin trong mã vạch chính.

2.4. Xác nhận dữ liệu AIDC (AIDC data validation)

Xác nhận dữ liệu đọc/ quét được từ mã vạch hay từ thẻ RFID để xác định xem có thỏa mãn các quy tắc ứng dụng đối với tính logic và tính nhất quán của hệ thống và/ hoặc các yêu cầu cụ thể của người sử dụng riêng biệt, trước khi xử lý trong các ứng dụng.

2.5. (Một) kí tự chữ-số (alphanumeric (an))

Mô tả một bộ kí tự bao gồm các kí tự dạng chữ (chữ cái), các con số (chữ số) và các kí tự khác, chẳng hạn như các dấu chấm câu.

2.6. Khẩu độ ống kính (aperture)

Khe hở hiệu dụng trong một hệ quang học, tạo ra trường nhìn.

2.7. Loại tài sản (asset type)

Thành phần của Mã số toàn cầu phân định tài sản có thể quay vòng (GRAI) do chủ mã doanh nghiệp GS1 cấp để tạo ra một GRAI đơn nhất.

2.8. Thuộc tính (attribute)

Chuỗi yếu tố cung cấp thông tin bổ sung về thực thể được phân định bằng khóa phân định GS1, như số lô kèm theo mã số toàn cầu phân định thương phẩm (GTIN).

2.9. Phân biệt tự động (auto discrimination)

Khả năng của máy đọc có thể tự động nhận dạng và giải mã nhiều phương pháp kí hiệu mã vạch khác nhau.

2.10. Phân định và thu nhận dữ liệu tự động (automatic identification and data capture)

Công nghệ được dùng để tự động thu nhận dữ liệu. Các công nghệ AIDC bao gồm mã vạch, thẻ thông minh, sinh trắc học và RFID.

2.11. Mẫu phụ trợ (auxiliary patterns)

Các thành phần của mã vạch EAN/UPC.

VÍ DỤ Mẫu vạch chắn ở giữa, ở bên trái và bên phải.

2.12. Mã vạch (bar code)

Kí hiệu mã hóa dữ liệu thành mẫu các vạch đen và khoảng trống hình chữ nhật song song xen kẽ với độ rộng khác nhau mà máy có thể đọc được.

2.13. Kiểm tra xác nhận mã vạch (bar code verification)

Đánh giá chất lượng in của mã vạch theo các tiêu chuẩn ISO/IEC có sử dụng máy kiểm tra xác nhận mã vạch phù hợp ISO/IEC.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9086:2011 về Mã số vạch GS1 - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Số hiệu: TCVN9086:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản