Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12269:2018

BIỂN CHỈ DẪN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Guidance signs for urban railways

 

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn đường sắt đô thị TCVN 12269:2018 do Ban soạn thảo được thành lập theo Quyết định số 921/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BIỂN CHỈ DẪN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Guidance Signs For Urban Railways

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về biển chỉ dẫn cho đường sắt đô thị, bao gồm biển chỉ dẫn đặt bên ngoài nhà ga, trong khu vực sảnh chờ soát vé, tại khu vực cổng soát vé, trong khu vực sảnh chờ sau soát vé, trên khu vực ke ga và trên tàu.

Tiêu chuẩn này không quy định biển chỉ dẫn điện tử đặt trong phạm vi nhà ga đường sắt đô thị và trên tàu.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7887:2008: Màng phản quang dùng cho biển báo hiệu đường bộ.

TCVN 8092:2009: Ký hiệu đồ họa - Màu sắc an toàn và biển báo an toàn - Biển báo an toàn sử dụng ở nơi làm việc và nơi công cộng;

ISO 7001:2003: Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Safety used in workplaces and public areas;

JIS Z8210: 2002: Biểu tượng thông tin công cộng;

ASTM E84: Vật liệu xây dựng, các tính năng đốt cháy bề mặt, thiết bị kiểm tra.

ASTM E2072-00: Standard Specification for Photoluminescent (Phosphorescent) Safety Markings - Tiêu chuẩn kỹ thuật cho các dấu hiệu phát quang an toàn (Phosphorescent)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.

3.2  Tuyến đường sắt đô thị là một tuyến trong mạng lưới đường sắt đô thị, có điểm đầu và điểm cuối, được ký hiệu dưới dạng chữ và số (sau đây gọi tắt là tuyến).

3.3  Nhà ga là nơi tàu dừng, đỗ, đón, trả hành khách; cung cấp các dịch vụ, tiện ích cần thiết cho hành khách đi tàu và lắp đặt các thiết bị, máy móc vận hành chạy tàu.

3.4  Ke ga là công trình đường sắt trong ga để phục vụ hành khách lên, xuống tàu.

3.5  Bảng giờ tàu là bảng thông tin về thời gian mở tuyến, thời gian đóng tuyến và giờ tàu đến và đi tại các nhà ga trong ngày.

3.6  Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị là các chỉ dẫn nhằm cung cấp thông tin cần thiết và tiện ích cho hành khách đi tàu để di chuyển đến địa điểm mong muốn.

3.7  Tầm nhìn là khoảng cách quan sát thích hợp mà hành khách có thể tiếp cận được để nắm bắt được thông tin trên biển chỉ dẫn đường sắt đô thị.

4  Quy định chung về biển chỉ dẫn

4.1  Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị cung cấp thông tin đầy đủ, ngắn gọn, chính xác cho hành khách đi tàu để di chuyển đến địa điểm mong muốn.

Bao gồm: Biển chỉ dẫn biểu tượng đường sắt đô thị, Biển chỉ dẫn tên ga, Biển chỉ dẫn cửa vào/ra ga, Biển chỉ dẫn cổng soát vé, Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị, Biển chỉ dẫn tên tuyến và hướng tuyến; Biển chỉ dẫn địa điểm, hướng đi và thời gian đến các ga trên tuyến đường sắt đô thị; Biển chỉ dẫn lối lên ke ga, lối ra, chỗ bán vé và soát vé lên tàu; Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích,…….

4.2  Biển chỉ dẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12269:2018 về Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị

  • Số hiệu: TCVN12269:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản