Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG TỰ THỤ PHẤN
Technical procedure for self-pollination seed production
Lời nói đầu
TCVN 12181:2018 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia - Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG TỰ THỤ PHẤN
Technical procedure for self-pollination seed production
Tiêu chuẩn này quy định quy trình sản xuất hạt giống lúa thuộc loài Oryza sativa L.; lạc thuộc loài Arachis hypogaea L; đậu tương thuộc loài Glycine max L.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để xây dựng quy trình sản xuất cho các loài cây trồng tự thụ phấn khác.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Hạt giống tác giả (Breeder seed)
Hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
2.2
Hạt giống siêu nguyên chủng (Pre-basic seed)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
2.3
Hạt giống nguyên chủng (Basic seed)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
2.4
Hạt giống xác nhận, xác nhận 1 (Certified seed)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
2.5
Hạt giống xác nhận 2 (Certified seed 2)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống xác nhận 1 theo quy trình sản xuất hạt giống xác nhận 2 và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
3 Quy trình sản xuất hạt giống cây trồng tự thụ phấn
3.1 Quy định chung
3.1.1 Ruộng giống
Chọn ruộng có đất canh tác tốt, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu, sạch cỏ dại sạch sâu bệnh và không có cây trồng cùng loài vụ trước mọc lại.
3.1.2 Cách ly
Ruộng sản xuất hạt giống phải đảm bảo cách ly với các ruộng trồng lúa, lạc, đậu tương khác theo Phụ lục B.
3.1.3 Kỹ thuật canh tác
Tùy theo đặc điểm của từng loài cây trồng, điều kiện nơi sản xuất hạt giống mà bố trí thời vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật về mật độ, khoảng cách, phân bón, phòng trừ sâu bệnh thích hợp để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất.
3.1.4 Thu hoạch, chế biến và bảo quản
Phải làm sạch các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho trước khi thu hoạch. Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch, chế biến và đóng bao để phòng ngừa lẫn cơ giới.
Thu hoạch: Khi lúa, lạc, đậu tương đã chín sinh lý. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng, số hạt trên bông đã chín trên 90% (đối với lúa), vỏ quả đã khô trên 85% (đối với đậu tương), độ tàn lá hoặc bên trong vỏ hạt có vết sẹo đen (đối với lạc).
Chế biến: Hạt giống hoặc quả giống phải được phơi hoặc sấy ngay sau khi thu hoạch để đạt độ ẩm theo Phụ lục B. Hạt hoặc quả giống phải được phân loại, loại bỏ hạt, quả không đảm bảo kích cỡ, tạp chất và hạt nứt vỡ.
Bảo quản: Bao giống trong kho phải có tem, nhãn ghi
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10910:2016 về Hạt giống cây trồng - Hướng dẫn xác định khả năng sống bằng phép thử Tetrazolium
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11840:2017 về Quy trình sản xuất hạt giống lúa lai
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10684-3:2018 về Cây công nghiệp lâu năm - Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống - Phần 3: Điều
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN01–48:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt giống lạc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-49:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt giống đậu tương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-65:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-67:2011/BNNPTNT về về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lạc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-68:2011/BNNPTNT về về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đậu tương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01–54:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt giống lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 về hạt giống cây trồng - phương pháp kiểm nghiệm
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1776:2004 về hạt giống lúa - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9304:2012 về Hạt giống đậu - Yêu cầu kỹ thuật
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10910:2016 về Hạt giống cây trồng - Hướng dẫn xác định khả năng sống bằng phép thử Tetrazolium
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11840:2017 về Quy trình sản xuất hạt giống lúa lai
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10684-3:2018 về Cây công nghiệp lâu năm - Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống - Phần 3: Điều
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13607-2:2023 về Giống cây trồng nông nghiệp - Sản xuất giống - Phần 2: Hạt giống lúa thuần
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12181:2018 về Quy trình sản xuất hạt giống cây trồng tự thụ phấn
- Số hiệu: TCVN12181:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra