HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG - HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG SỐNG BẰNG PHÉP THỬ TETRAZOLIUM
Crop Seeds - Guidelines for Viability Testing by Tetrazolium
Lời nói đầu
TCVN 10910:2016 được xây dựng dựa trên tài liệu “Thử nghiệm khả năng sống bằng sinh hóa, phép thử Tetrazolium” (Chương 6, điều lệ Kiểm nghiệm hạt giống quốc tế, Hội Kiểm nghiệm hạt giống Quốc tế (ISTA), 2011).
TCVN 10910:2016 do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia - Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG - HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG SỐNG BẰNG PHÉP THỬ TETRAZOLIUM
Crop Seeds - Guidelines for Viability Testing by Tetrazolium
Tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp xác định khả năng sống của hạt giống các loài cây trồng trong bảng A.1 bằng phép thử Tetrazolium.
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu, không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi bổ sung (nếu có):
TCVN 8548:2011 Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Hạt sạch (Pure seed)
Hạt của loài cây trồng mà người gửi mẫu yêu cầu kiểm tra hoặc chiếm ưu thế trong phân tích, bao gồm tất cả các giống của loài cây trồng đó.
3.2
Hạt tươi (Fresh seed)
Hạt không phải hạt cứng nhưng không nảy mầm dưới các điều kiện của phép thử nảy mầm, tuy nhiên vẫn sạch, chắc và có khả năng phát triển thành cây mầm bình thường khi áp dụng các phương pháp xử lý.
3.3
Hạt cứng (Hard seed)
Hạt vẫn còn cứng ở giai đoạn kết thúc thời gian thử nghiệm nảy mầm do không hấp thụ được nước và có khả năng phát triển thành cây mầm bình thường, có thể là dạng hạt ngủ nghỉ; thường gặp ở nhiều loài thuộc họ Đậu Fabaceae (Leguminose) nhưng cũng có thể có ở các họ cây trồng khác.
3.4
Hạt có khả năng sống (Viable seed)
Hạt sau khi nhuộm màu bằng dung dịch muối Tetrazolium, phôi được nhuộm đỏ hoàn toàn hoặc nhuộm đỏ một phần ở những vùng mô cơ bản quyết định sự phát triển bình thường của cây mầm.
- Dung dịch không màu 2,3,5-triphenyl tetrazolium chloride hoặc bromide được dùng làm chất chỉ thị để phát hiện quá trình khử oxy xảy ra bên trong các tế bào sống, chất chỉ thị này tiếp nhận hydrogen từ men dehydrogenase của hạt giống. Do sự thủy phân của chất 2,3,5 triphenyl tetrazolium chloride hoặc bromide trong các tế bào sống sinh ra một chất triphenyl formazan màu đỏ, ổn định và không khuyếch tán.
- Chất màu đỏ này dùng để phân biệt những hạt giống có khả năng sống được nhuộm màu hoàn toàn và những hạt không có khả năng sống không nhuộm màu. Có thể có những hạt chỉ nhuộm màu một phần nên tùy thuộc vào vị trí, kích thước và có thể cả mức độ nhuộm màu của phôi để xác định những hạt giống là có khả năng sống hoặc không có khả năng sống.
5 Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử
5.1 Thiết bị và dụng cụ
- Thiết bị: Đèn chiếu sáng, kính lúp hoặc kính hiển vi soi nổi.
- Dụng cụ: panh, dao cắt h
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10910:2016 về Hạt giống cây trồng - Hướng dẫn xác định khả năng sống bằng phép thử Tetrazolium
- Số hiệu: TCVN10910:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực