Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
XI MĂNG - XÁC ĐỊNH NHIỆT THỦY HÓA THEO PHƯƠNG PHÁP BÁN ĐOẠN NHIỆT
Cement - Determination of the heat of hydration using semi-adiabatic method
Lời nói đầu
TCVN 11970:2018 được biên soạn trên cơ sở tham khảo BS EN 196-9:2010.
TCVN 11970:2018 do Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
XI MĂNG - XÁC ĐỊNH NHIỆT THỦY HÓA THEO PHƯƠNG PHÁP BÁN ĐOẠN NHIỆT
Cement - Determination of the heat of hydration using semi-adiabatic method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nhiệt thủy hóa xi măng và chất kết dính thủy, bằng phương bán đoạn nhiệt (phương pháp Langavant). Mục đích của phương pháp này là đo liên tục nhiệt thủy hóa của xi măng từ khi bắt đầu thủy hóa đến thời điểm cần thiết, đơn vị nhiệt thủy hóa là J.g-1.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại xi măng và chất kết dính thủy, không phụ thuộc vào thành phần hóa của chúng, ngoại trừ xi măng đông kết nhanh.
CHÚ THÍCH 1: Một phương pháp thử thay thế, dựa trên nguyên tắc hòa tan, được miêu tả trong TCVN 6070:2005. Cả hai phương pháp thử có thể được sử dụng độc lập.
CHÚ THÍCH 2: Đã có nghiên cứu chỉ ra tương quan giữa hai phương pháp là nhiệt thủy hóa sau 41 giờ bằng phương pháp bán đoạn nhiệt được so sánh với nhiệt thủy hóa 7 ngày bằng phương pháp hòa tan.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4787:2009, Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử;
TCVN 6016:2011, Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ;
TCVN 6227:1996, Cát tiêu chuẩn ISO để xác định cường độ xi măng;
BS EN 573-3:2009, Aluminium and aluminium alloys. Chemical composition and form of wrought products. Chemical composition and form of products (Nhôm và hợp kim nhôm. Thành phần hóa học và các dạng sản phẩm rèn. Thành phần hóa học và các dạng sản phẩm).
Phương pháp bán đoạn nhiệt bao gồm đưa một mẫu vữa tươi vào trong nhiệt lượng kế để xác định lượng nhiệt tỏa ra theo sự phát triển của nhiệt độ. Tại mỗi thời điểm, nhiệt thủy hỏa của xi măng chứa trong mẫu bằng tổng lượng nhiệt tích lũy trong nhiệt lượng kế và lượng nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh trong thời gian thử nghiệm.
Nhiệt độ tăng lên của mẫu vữa được so sánh với nhiệt độ của mẫu trơ đặt trong nhiệt lượng kế tham chiếu. Nhiệt độ tăng lên của mẫu vữa chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của xi măng thử nghiệm, thông thường từ 10 K đến 50 K.
4.1 Nhiệt lượng kế, có sơ đồ cấu tạo điển hình như Hình 1, bao gồm một bình cách nhiệt (6) có gắn nắp cách nhiệt (3) và được đặt trong một vỏ bọc cứng (9) có tác dụng đỡ bình cách nhiệt. Cả nhiệt lượng kế thử nghiệm và nhiệt lượng kế tham chiếu (xem 4.2) đều có cấu tạo và đặc tính kỹ thuật như sau:
a) Bình cách nhiệt (6) (Ví dụ: bình Dewar), được làm từ thủy tinh borosilicat tráng bạc, có dạng hình trụ với đáy hình bán cầu. Đường kính trong xấp xỉ 95 mm và sâu 280 mm, đường kính ngoài xấp xỉ 120 mm. Một đĩa cao su (8) đường kính 85 mm và dày 20 mm được đặt ở đáy của bình cách nhiệt nhằm mục đích đỡ hộp đựng vữa và phân bố đều tải trọng xung quanh thành thủy tinh.
b) Vỏ bọc cứng (9), đáy phải đủ rộng để đảm bảo độ ổn định của toàn bộ các bộ phận (Ví dụ: có thể làm bằng hợp kim duralumin, dày 3 mm). Bình cách nhiệt được đặt trên lớp đệm đỡ dày 40 mm đến 50 mm làm từ vật liệu có độ dẫn n
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6227:1996 về cát tiêu chuẩn ISO để xác định cường độ của xi măng do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4787:2009 (EN 196-7 : 2007) về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6070:2005 về Xi măng - Phương pháp xác định nhiệt thuỷ hoá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009) về Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6882:2016 về Phụ gia khoáng cho xi măng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11833:2017 về Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9079:2012 về Xi măng đóng rắn nhanh
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11970:2018 về Xi măng - Xác định nhiệt thủy hóa theo phương pháp bán đoạn nhiệt
- Số hiệu: TCVN11970:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra