Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9079:2012

XI MĂNG ĐÓNG RẮN NHANH

Chemical-resistant polymer mortars - Specifications

 

Lời nói đầu

TCVN 9079:2012 được xây dựng dựa trên cơ sở ASTM C 395:2006, Standard specification for chemical-resistant resin mortars và ASTM C 904:2006, Standard terminology relating to chemical-resistant nonmetallic materials.

TCVN 9079:2012 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

XI MĂNG ĐÓNG RẮN NHANH

Chemical-resistant polymer mortars - Specifications

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm vữa bền hóa gốc polyme.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố áp dụng thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9080-1:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ bền kéo.

TCVN 9080-2:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ bền nén.

TCVN 9080-3:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ bám dính.

TCVN 9080-4:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định thời gian công tác, thời gian đóng rắn ban đầu và thời gian đóng rắn đủ cường độ sử dụng.

TCVN 9080-5:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ co và hệ số dãn n nhiệt.

TCVN 9080-6:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

TCVN 9080-7:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 7: Xác định độ bền hóa.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Chất kết dính (binder)

Chất được sử dụng để kết dính các chất độn hoặc cốt liệu hoặc cả hai thành một khối rắn.

3.2

Chất đóng rắn (setting agent)

Thành phần trong hỗn hợp có tác dụng xúc tác hoặc phản ứng với thành phần nhựa đề đóng rắn bằng phản ứng trùng hợp.

3.3

Cốt liệu (aggregate)

Các loại vật liệu trơ như cát, sỏi, tro xì, cacbon... với các kích thước hạt khác nhau và được sử dụng với chất kết dính bền hóa tạo thành vữa bền hóa.

3.4

Độ bền hóa (chemical resistant)

Khả năng của vật liệu chống lại sự thay đổi có hại do phản ứng, sự hòa tan hoặc giảm tính chất vật lý liên tục khi tiếp xúc với một hay nhiều tác nhân hóa chất, từ đó duy trì khả năng làm việc của vật liệu trong cấu trúc hoặc tính thẩm mỹ của công trình.

3.5

Vữa bền hóa gốc polyme (chemical resistant resin mortar)

Vữa được chế tạo từ các nguyên liệu: chất kết dính và/hoặc chất đóng rắn gốc polyme, các cốt liệu vô cơ, bột màu có khả năng chịu hóa chất. Các thành phần này tạo thành vữa đóng rắn bằng phản ứng hóa học.

3.6

Nhựa furan (furan resin)

Loại nhựa nhiệt rắn thu được từ phản ứng trùng ngưng có xúc tác của furfuryl ancol, furfural hoặc kết hợp cả hai loại.

3.7

Nhựa phenolic (phenonic

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9079:2012 về Xi măng đóng rắn nhanh

  • Số hiệu: TCVN9079:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản