Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11553:2016

EN 384:2015

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH VÀ CHẤT DẺO - NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ VÀ KẾT CẤU CỦA DỤNG CỤ ĐO THỂ TÍCH

Laboratory glass and plastics ware - Principles of design and construction of volumetric instruments

Lời nói đầu

TCVN 11553:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 384:2015.

TCVN 11553:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH VÀ CHT DẺO - NGUYÊN TC THIẾT K VÀ KT CU CỦA DỤNG CỤ ĐO TH TÍCH

Laboratory glass and plastics ware - Principles of design and construction of volumetric instruments

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc về thiết kế và kết cấu của các dụng cụ đo thể tích được sản xuất từ thủy tinh hoặc chất dẻo để đảm bảo việc sử dụng được thuận lợi và tin cậy nhất với độ chính xác đã định.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1044 (ISO 4787), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Dụng cụ đo dung tích - Phương pháp thử dung tích và sử dụng

TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)

TCVN 8829 (ISO 383), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Khớp nối nhám hình côn có thể lắp lẫn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được quy định trong TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99).

4  Đơn vị thể tích và nhiệt độ chuẩn

4.1  Đơn vị thể tích

Đơn vị thể tích phải là mililít (ml), tương đương với một centimét khối (cm3).

4.2  Nhiệt độ chuẩn

Nhiệt độ mà tại đó dụng cụ đo thể tích được dùng để chứa hoặc xả ra thể tích (dung tích) của nó, được quy định là 20 °C.

Khi dụng cụ đo thể tích được yêu cầu sử dụng ở quốc gia chấp nhận nhiệt độ chuẩn là 27 °C, thì nhiệt độ này sẽ thay thế cho nhiệt độ 20 °C.

CHÚ THÍCH  Dung tích của dụng cụ đo thể tích thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ. Dụng cụ đo thể tích được điều chỉnh tại 20 °C, nhưng được sử dụng tại 27 °C hoặc ngược lại, sẽ gây ra sai số tăng thêm chỉ là 0,007 % nếu dụng cụ này được làm từ thủy tinh borosilicat có hệ số giãn nở nhiệt khối là 9,9 x 10-6 °C-1 và 0,02 % nếu dụng cụ được làm bằng thủy tinh soda-lime có hệ số giãn nở nhiệt khối là 27 x 10-6 °C-1. Các sai số này đều nhỏ hơn các giới hạn sai số đối với hầu hết các dụng cụ đo thể tích. Điều đó cho thấy rằng, nhiệt độ chuẩn ít quan trọng trong thực tế khi sử dụng dụng cụ bằng thủy tinh. Tuy nhiên, khi thực hiện hiệu chuẩn, việc chuyển đổi về nhiệt độ chuẩn là cần thiết, đặc biệt với dụng cụ đo thể tích bằng chất dẻo.

5  Độ chính xác của thể tích

5.1  Có hai cấp chính xác

Cấp chính xác cao được ký hiệu là “Cấp A” hoặc “cấp AS”;

Cấp chính xác thấp được ký hiệu là “Cấp B”.

5.2  Sai số cho phép lớn nhất phải được quy định cho từng loại dụng cụ đo thể tích tùy theo phương pháp, mục đích sử dụng và cấp chính xác.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11553:2016 (EN 384:2015) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh và chất dẻo - Nguyên tắc thiết kế và kết cấu của dụng cụ đo thể tích

  • Số hiệu: TCVN11553:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản