Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11392:2017

BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Regular maintenance for inland waterways

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11392:2017 “Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa” do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Regular maintenance for inland waterways

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung nếu có.

- TCVN 5664:2009 Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa;

- TCVN 8789:2011 Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

- TCVN 2098:2007 Sơn và vecni - Phép thử dao động tắt dần của con lắc;

- TCVN 2099:2013 Sơn và vecni - Phép thử uốn (trục hình trụ);

- TCVN 2097:1993 Sơn - Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng;

- TCVN 2100-2:2007 Sơn và vecni - Phép thử biến dạng nhanh (độ bền và đập) - Phần 2: Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ;

- TCVN 2101-2008 - Sơn và vecni - Xác định độ bóng phản quang của màng sơn không chứa kim loại ở góc 20°, 60° và 85°;

3  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1  Luồng chạy tàu thuyền (Navigation channel) (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.

3.2  Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa (Regular maintenance for inland waterways) là các công việc thường xuyên, định kỳ hàng năm theo định ngạch, định mức chuyên ngành đường thủy nội địa, nhằm duy trì luồng tuyến theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định để bảo đảm giao thông đường thủy nội địa.

3.3  Hành lang bảo vệ luồng (Safety corridors) là phần giới hạn của vùng nước hoặc giải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và đảm bảo an toàn giao thông.

3.4  Cơ quan quản lý đường thủy nội địa (Inland waterway management viwa) trong Tiêu chuẩn này được hiểu là cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

3.5  Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa (Regular maintenance unit for inland waterways) là các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

3.6  Bãi cát (đất phù sa bồi đắp, bãi đá) nổi hoặc ngầm hay một vật chướng ngại trên luồng có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền hàng giang trên tuyến gọi chung là bãi cạn (shoal bar).

4  Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

Hi

Cao độ mực nước

Hmax

Cao độ mực nước lớn nhất

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa

  • Số hiệu: TCVN11392:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản