Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 260:2000

QUY TRÌNH KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THUỶ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1332/2000/QĐ-BGTVT, ngày 25/6/2000 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

PHẦN I

QUY ĐỊNH CHUNG

Chương 1

MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ

Điều 1: Các công trình giao thông đường thuỷ (gọi tắt là công trình thuỷ) bao gồm:

1. Hệ thống cầu tàu, bến cảng;

2. Luồng lạch, kênh đào và khu nước của cảng;

3. Các công trình bảo vệ: kè bờ, kè chắn sóng, kè chống sa bồi, tường chắn v.v...

4. Các công trình âu, ụ, triền đà, bãi đóng tàu;

5. Các công trình trong cảng như nhà làm việc; nhà xưởng, công trình cấp nước v.v...

6. Hệ thống đường giao thông trong cảng;

7. Hệ thống phao báo hiệu v.v...

Các công trình thuỷ trước khi thiết kế, lập dự án, phải thực hiện đủ nội dung, phương pháp và khối lượng công tác khảo sát địa chất công trình (ĐCCT) được quy định theo Quy trình này.

Điều 2. Khảo sát ĐCCT là một phần việc trong khảo sát đường thuỷ, công tác này phải được tiến hành đồng thời với khảo sát địa hình, khí tượng, thuỷ văn nhằm mục đích:

1. Thu thập, điều tra các tài liệu ĐCCT ở thực địa cùng với các tài liệu kinh tế kỹ thuật khác để lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nhằm lựa chọn các phương án hợp lý nhất về mặt kinh tế kỹ thuật;

2. Xác minh các điều kiện thiết kế, xây dựng và khai thác công trình đảm bảo chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập hồ sơ mời thầu.

Điều 3. Nhiệm vụ của khảo sát ĐCCT các công trình thuỷ là:

1. Xác định các đặc điểm thiên nhiên về địa hình địa mạo, cấu tạo địa chất, đặc điểm địa chất thuỷ văn, các hiện tượng địa chất đặc biệt;

2. Cung cấp các số liệu địa kỹ thuật của đất nền cho thiết kế.

Để hoàn thành các nhiệm vụ này, phải tiến hành các công việc sau:

1. Đo vẽ ĐCCT;

2. Thăm dò ĐCCT;

3. Thí nghiệm trong phòng và ngoài hiện trường;

4. Tổng hợp tài liệu và lập hồ sơ khảo sát.

Khối lượng của các công việc trên tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của điều kiện ĐCCT, đặc tính và quy mô của công trình và giai đoạn khảo sát.

Chương 2

NHỮNG CÔNG TÁC ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

A. Đo vẽ địa chất công trình

Điều 4. Đo vẽ ĐCCT là công tác phải được tiến hành đầu tiên, có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu cấu tạo địa chất, kiến tạo địa chất, thành phần thạch học, thế nằm đất đá, điều kiện ĐCCT khái quát và các hiện tượng địa chất đặc biệt;

2. Tìm kiếm và đánh giá sơ bộ về trữ lượng và chất lượng của các nguồn vật liệu xây dựng;

Đo vẽ ĐCCT cần phản ánh một cách khái quát; Thông qua bản đồ hoá, sơ đồ hoá các yếu tố thiên nhiên và các tài liệu khác.

Để tiến hành điều tra phải sử dụng các bước khảo sát điều tra các vết lộ thiên nhiên và nhân tạo, các công trình đã xây dựng kết hợp với một khối lượng nhỏ thăm dò bằng thủ công hoặc phương tiện nhẹ (đào, bạt lớp phủ, khoan tay nông, địa vật lý v.v...).

Khối lượng và phạm vi đo vẽ phụ thuộc vào quy mô công trình,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 260:2000 về quy trình khảo sát địa chất công trình các công trình đường thủy do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 22TCN260:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 25/06/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản