Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5664 : 2009

PHÂN CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Rules for Technical Classification of Inland Waterways

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Thuật ngữ và định nghĩa

3. Nguyên tắc xác định cấp kỹ thuật

3.1. Nguyên tắc 1

3.1. Nguyên tắc 2

3.1. Nguyên tắc 3

4. Cấp kỹ thuật và kích thước đường thủy nội địa

4.1. Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

4.2. Kích thước đường thủy nội địa

4.2.1. Kích thước

4.2.2. Mực nước cao thiết kế

4.2.3. Mực nước thấp thiết kế

4.2.4. Mực nước thiết kế đặc biệt

Phụ lục

 

Lời nói đầu

TCVN 5664 : 2009 thay thế TCVN 5664 : 1992.

TCVN 5664 : 2009 do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÂN CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Rules for Technical Classification of Inland Waterways

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa. Áp dụng cho công tác quản lý, quy hoạch, xây dựng, cải tạo, nâng cấp và khai thác đường thủy nội địa; Xây dựng các công trình trên đường thủy nội địa và các công tác khác có liên quan đến đường thủy nội địa.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc phân cấp đường thủy nội địa dọc bờ biển và giữa các đảo.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa là hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông, vận tải thủy nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.

2.2. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

2.3. Tuyến đường thủy nội địa là tuyến giao thông vận tải thủy nội địa được xác định cụ thể điểm đầu và điểm cuối.

2.4. Độ sâu luồng tàu là khoảng cách thẳng đứng tính từ mực nước thấp tính toán đến mặt đáy luồng tàu.

2.5. Chiều rộng luồng tàu là khoảng cách nằm ngang, vuông vóc với tim luồng giữa hai đường biên tuyến luồng tại mặt đáy luồng tàu.

2.6. Bán kính cong tuyến luồng là bán kính cung tròn của đường tim luồng.

2.7. Tĩnh không thông thuyền dưới cầu, dưới đường ống là khoảng cách thẳng đứng tính từ điểm thấp nhất của đáy dầm cầu trong phạm vi bề rộng khoang thông thuyền hay mép dưới kết cấu đường ống đến cao trình mặt nước cao thiết kế.

2.8. Tĩnh không thông thuyền dưới đường dây điện là khoảng cách thẳng đứng tính từ điểm thấp nhất của đường dây (của đường dây thấp nhất) trong phạm vi của luồng chạy tàu đến cao trình mặt nước cao thiết kế (chưa kể khoảng cách độ an toàn điện theo quy định).

2.9. Bề rộng khoang thông thuyền dưới cầu là khoảng cách nằm ngang nhỏ nhất giữa hai mép ngoài của trụ (mố trụ) cầu hay giữa 2 mép ngoài của trụ bảo vệ.

2.10. Độ sâu chôn lấp cáp/đường ống là khoảng cách thẳng đứng tính từ cao trình đáy thiết kế luồng tàu theo quy hoạch đến đỉnh trên cùng của kết cấu bảo vệ công trình cáp hoặc đường ống.

2.11. Âu tàu là công trình chuyên dùng d

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5664:2009 về phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

  • Số hiệu: TCVN5664:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản