Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 269:2000

QUY TẮC BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM

Số đăng ký: 22TCN 269-2000

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích của quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam

Bản quy tắc này quy định các loại báo hiệu được lắp đặt trên các tuyến đường thủy nội địa (ĐTNĐ) về hình dáng, màu sắc, tín hiệu về ban đêm, ý nghĩa áp dụng nhằm hướng dẫn cho các phương tiện hoạt động trên ĐTNĐ được an toàn, thuận lợi.

Điều 2. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Các cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa, các tổ chức, cá nhân có liên quan và người điều khiển phương tiện thủy hoạt động trên ĐTNĐ có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh “Quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam”.

2. “Quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam” được áp dụng trên các tuyến đường thủy nội địa do các cấp thẩm quyền công bố thuộc lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý ĐTNĐ đối với hệ thống báo hiệu ĐTNĐ

1. Lắp đặt, quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống báo hiệu ĐTNĐ trên các tuyến có tổ chức quản lý theo quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam, nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động của các phương tiện thủy trên ĐTNĐ.

2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các đối tượng tham gia giao thông trên ĐTNĐ về “Quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam” để có ý thức chấp hành theo các chỉ dẫn của quy tắc báo hiệu ĐTNĐ.

3. Cơ quan quản lý ĐTNĐ có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ của các công trình trên sông, ven sông, vật chướng ngại, nghiệp vụ lắp đặt báo hiệu và quản lý duy tu báo hiệu.

Điều 4. Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các đối tượng sử dụng, khai thác ĐTNĐ

1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam.

Điều khiển phương tiện hoạt động trên ĐTNĐ theo hệ thống báo hiệu ĐTNĐ ở trên tuyến.

2. Khi phát hiện báo hiệu có những hư hỏng, tuyến luồng có những thay đổi khác với bố trí báo hiệu ở trên tuyến phải báo ngay cho cơ quan quản lý ĐTNĐ ở khu vực đó biết.

3. Có quyền phản ảnh lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tuyến quản lý không có báo hiệu hay thiếu báo hiệu, báo hiệu bị sai lệch so với thực tế luồng lạch.

4. Mọi hành vi xâm hại đến báo hiệu ĐTNĐ đều phải bồi thường và bị xử lý theo luật lệ hiện hành.

5. Tất cả các công trình, vật chướng ngại trên sông, ven sông của các tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng đến giao thông ĐTNĐ thì các tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm lắp đặt và quản lý báo hiệu cho đến khi công trình hay vật chướng ngại đó không còn tồn tại theo quy định của quy tắc báo hiệu ĐTNĐ này.

Chương 2.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA QUY TẮC BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM

Điều 5. Quy định bờ phải, bờ trái hay phía phải, phía trái của luồng tàu chạy

Chiều dòng chảy để làm cơ sở quy định bờ phải, bờ trái hay phía phải phía trái của luồng tàu chạy trong quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam được xét theo chiều của dòng chảy lũ.

1. Đối với sông kênh trong nội địa: Theo hướng dòng chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu, từ phía trong nội địa ra phía cửa biển bên tay phải là bờ phải, bên tay trái là bờ trái.

2. Đối với vùng duyên hải, ven vịnh: Quy ước theo chiều từ phía Bắc xuống phía Nam bên tay phải (phía đất liền) là phía phải, bên tay trái (phía ngoài biển) là phía trái. Từ bờ ra ngoài biển bên tay phải là phía phải, bên tay trái là phía trái.

3. Trên hồ tự nhiên hay hồ nhân tạo: Trường hợp hồ có dòng chảy thì theo trục luồng chính từ thượng lưu nhìn về hạ lưu và đối với những đoạn luồng nhánh thì theo hướng nhìn ra trục luồng chính bên tay phải là bờ phải, bên tay trái là b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 269:2000 về quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 22TCN269:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 28/12/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản