Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CƠ SỞ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA Ô TÔ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TƯƠNG TỰ - YÊU CẦU CHUNG
Motor vehicles and the similarities service workshops. General requirements
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn TCVN 11794 : 2017 do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CƠ SỞ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA Ô TÔ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TƯƠNG TỰ - YÊU CẦU CHUNG
Motor vehicles and the similarities service workshops. General requirements
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô và các phương tiện tương tự cho các cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phương tiện để kinh doanh, bao gồm xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (sau đây gọi tắt là xe).
Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6211 (ISO 3833), Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 6211 (ISO 3833) và các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:
3.1. Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ (Low - speed vehicles) là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có kết cấu để chở người, hai trục, ít nhất bốn bánh xe, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 30 km/h, số chỗ ngồi tối đa không quá 15 chỗ (kể cả chỗ ngồi của người lái) (sau đây gọi tắt là xe bốn bánh có gắn động cơ);
3.2. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (Goods carrying four-wheel motor vehicles) là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có hai trục, bốn bánh xe, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một xát xi (tương tự xe ô tô tải có tải trọng dưới 3.500 kg). Xe sử dụng động cơ xăng, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 15 kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg (sau đây gọi tắt là xe bốn bánh có gắn động cơ);
3.3. Bảo dưỡng (Maintenance) là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau mỗi chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt của xe;
3.4. Sửa chữa (Repair) là những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục khả năng hoạt động bình thường của xe cơ giới bằng cách phục hồi hoặc thay thế các chi tiết, hệ thống, tổng thành đã bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu dẫn đến hư hỏng;
3.5. Kỹ thuật viên (Technician) là người tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe;
3.6. Vị trí làm việc (Work stall) là vị trí mặt bằng và không gian có kích thước phù hợp yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này và được bố trí dụng cụ, thiết bị, nhân lực để thực hiện được công việc tại vị trí đó.
4.1. Yêu cầu về mặt bằng và các khu vực của Cơ sở
4.1.1. Mặt bằng tổng thể: mặt bằng của Cơ sở bao gồm nhà xưởng, phòng điều hành, kho phụ tùng, đường giao thông nội bộ, khu vực rửa xe, khu vực tiếp nhận, bàn giao xe, nơi tập kết rác công nghiệp.
4.1.2. Nhà xưởng: nhà xưởng được xây dựng chắc chắn, có mái che, cửa ra vào (nếu có) thuận tiện, phù hợp với loại xe vào bảo dưỡng, sửa chữa.
4.1.3. Nhà xưởng được bố trí thông thoáng hoặc có hệ thống thông gió, có hệ thống chiếu sáng phù hợp với điều kiện làm việc, phù hợp với điều kiện vệ sinh công nghiệp,
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013) về Hệ thống báo cháy - Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung quanh tòa nhà
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10837:2015 (ISO 4309: 2010) về Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
- 1Quyết định 1153/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:2003 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013) về Hệ thống báo cháy - Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung quanh tòa nhà
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10837:2015 (ISO 4309: 2010) về Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017 về Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự - Yêu cầu chung
- Số hiệu: TCVN11794:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra