- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6529:1999 (ISO 1176 : 1990) về phương tiện giao thông đường bộ - khối lượng - thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:2003 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10471:2014 (ISO 2416:1992) về Ô tô con - Phân bố khối lượng
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – TỔ HỢP Ô TÔ CON VÀ RƠ MOOC – THỬ ĐỘ ỔN ĐỊNH NGANG
Road vehicles - Passenger-car and trailer combinations - Lateral stability test
Lời nói đầu
TCVN 10532:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 9815:2010.
TCVN 10532:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mục đích chính của tiêu chuẩn này là cung cấp các kết quả thử lặp lại và riêng biệt.
Đặc tính động lực của một ô tô là một vấn đề rất quan trọng đối với an toàn chủ động của xe. Bất cứ một xe nào cùng với người lái xe và môi trường phổ biến tạo thành một hệ thống vòng khép kín duy nhất. Vì vậy, nhiệm vụ đánh giá đặc tính động lực học là rất khó khăn vì sự tương tác rất phức tạp của các yếu tố người lái – xe - môi trường khá phức tạp đối với bản thân mỗi yếu tố cũng như trong bản thân hệ thống. Việc mô tả đầy đủ và chính xác đặc tính của một ô tô đòi hỏi phải có thông tin thu được từ một số các thử nghiệm khác nhau.
Vì phương pháp thử này chỉ định lượng một phần nhỏ các đặc tính điều khiển đầy đủ của xe cho nên các kết quả của thử nghiệm này chỉ được xem là có ý nghĩa đối với một phần tương đối nhỏ của toàn bộ đặc tính động lực học.
Hơn nữa, sự hiểu biết mối quan hệ giữa toàn bộ các tính chất động lực học của xe và việc phòng tránh tai nạn thường liên quan đến. Cần phải có một khối lượng lớn công việc để thu thập các dữ liệu tin cậy và đầy đủ về sự tương quan giữa phòng tránh tai nạn và các tính chất động lực học của xe nói chung và kết quả của các thử nghiệm này nói riêng. Do đó, bất cứ ứng dụng nào của phương pháp thử này cho mục đích điều chỉnh cũng đòi hỏi phải được chứng minh mối tương quan giữa các kết quả thử và các số liệu thống kê tai nạn.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TỔ HỢP Ô TÔ CON VÀ RƠ MOOC – THỬ ĐỘ ỔN ĐỊNH NGANG
Road vehicles - Passenger-car and trailer combinations - Lateral stability test
Tiêu chuẩn này quy định phép thử độ ổn định ngang đối với tổ hợp ô tô con và rơ mooc. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các ô tô con theo TCVN 6211 (ISO 3833), và cũng áp dụng cho các xe tải hạng nhẹ và các rơ mooc của chúng.
Phép thử độ ổn định ngang xác định đặc tính tắt dần của dao động góc quay thân xe của các tổ hợp ô tô con-rơ mooc được kích thích bởi một xung lái xác định. Tổ hợp ô tô con và rơ mooc được lái lúc ban đầu trong điều kiện lái xe ở chế độ ổn định tiến thẳng về phía trước. Sau đó dao động của xe được bắt đầu bởi tác động của một xung lái đơn, theo sau là một khoảng thời gian trong đó tay lái được giữ cố định và dao động của tổ hợp được phép tắt dần. Thử nghiệm được tiến hành ở nhiều vận tốc không đổi. Khi quan tâm đến độ không ổn định có chu kỳ, cần quy định thử nghiệm quay vòng ở chế độ ổn định.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6211 (ISO 3833), Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6529 (ISO 1176), Phương tiện giao thông đường bộ – Khối
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7359:2003 (ISO 4131 : 1979) về phương tiện giao thông đường bộ - Mã kích thước ô tô con
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8528:2010 (ISO 3006:2005) về Phương tiện giao thông đường bộ - Vành bánh xe ô tô con sử dụng trên đường - Phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9854:2013 về Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô con - Giới hạn tiêu thụ nhiên liệu và phương pháp xác định
- 1Quyết định 3737/QĐ-BKHCN năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6529:1999 (ISO 1176 : 1990) về phương tiện giao thông đường bộ - khối lượng - thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:2003 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7359:2003 (ISO 4131 : 1979) về phương tiện giao thông đường bộ - Mã kích thước ô tô con
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8528:2010 (ISO 3006:2005) về Phương tiện giao thông đường bộ - Vành bánh xe ô tô con sử dụng trên đường - Phương pháp thử
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9854:2013 về Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô con - Giới hạn tiêu thụ nhiên liệu và phương pháp xác định
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10471:2014 (ISO 2416:1992) về Ô tô con - Phân bố khối lượng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10532:2014 (ISO 9815:2010) về Phương tiện giao thông đường bộ - Tổ hợp ô tô con và rơ mooc - Thử độ ổn định ngang
- Số hiệu: TCVN10532:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực