(ISO l 1990)
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
THUẬT NGỮ ĐỊNH NGHĨA VÀ MÃ HIỆU
Road vehicles – Masses – Vocabulary and codes
Lời nói đầu
TCVN 6529 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 1176 : 1990
TCVN 6529 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 "phương tiện giao thông đường bộ" phối hợp với Cục đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lượng - chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ, định nghĩa và mã hiệu của phương tiện giao thông đường bộ theo tiêu chuẩn TCVN 6211: 1996 (ISO 3833), chúng có thể là các phuơng tiện hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh để đưa ra sử dụng. Các mã hiệu được sử dụng để trao đổi dữ liệu về phương tiện và xử lý trên máy tính.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại phương tiện sau:
- Các loại phương tiện được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các mục đích khác, không dùng để chở hàng hóa và /hoặc chở người.
- Các loại môtô và xe máy được quy định trong tiêu chuẩn ISO 6726;
- Các loại rơ moóc kiểu nhà lưu động được quy định trong tiêu chuẩn ISO 7237.
Tiêu chuẩn này không quy định phương pháp đo, đơn vị hoặc dung sai.
TCVN 6211:1996 (ISO 3833) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa
ISO 6726 : 1998 Môtô và xe máy hai bánh - Khối lượng - Thuật ngữ
ISO 7237:1981 Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng và kích thước của rơ moóc kiểu nhà lưu động - Thuật ngữ và định nghĩa.
3.1. Những định nghĩa này nhằm mục đích thuận tiện cho việc so sánh các khối lượng của phương tiệncó cùng điều kiện chất tải giống nhau, được biên soạn có xét tới khả năng áp dụng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhà sản xuất và người sử dụng.
3.2. "Tải trọng" đuợc coi như lực truyền từ phương tiện hoặc phần xác định của phuơng tiện tới mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với phương tiện ở trạng thái tĩnh.
"Khối lượng" là lượng vật chất của phương tiện hoặc các bộ phận cấu thành phương tiện, sinh ra trọng lượng và hiện tuợng quán tính, đặc chưng cho sự chống lại gia tốc của phương tiện.
Khối luợng và tải trọng được đo trong điều kiện phương tiện ở trạng thái tĩnh và các bánh xe ở vị trí thẳng hướng về phía trước.
3.3. Trong một số định nghĩa, các chi tiết cụ thể đã được đánh dấu (*): có nghĩa là các chi tiết này không cần tinh vào khối lượng của phương tiện. Ngược lại, các chi tiết không được liệt kê như mâm kéo của ôtô đầu kéo, các bộ phận bổ trợ chống trượt có thể được tính thêm vào khối lượng của phương tiện. Trong cả hai trường hợp, nhà sản xuất phải ghi rõ khối lượng của phương tiện ứng với một trong hai thuật ngữ trên sẽ ghi là "TCVN - ISO. M..." và có danh sách liệt kê, sau đó không được tính thêm bất kỳ một chi tiết nào vào khối lượng.
Nếu tính cả khối lượng của nguời lái xe thì việc này phải được nêu rõ.
3.4 Sự phân bổ khối lượng lên mỗi trục (hoặc lên mỗi bánh) có thể được chỉ rõ bằng cách kèm theo số thứ tự của trục xe tương ứng vào mã hiệu. Trục xe số 1 là trục đầu tiên. Ví dụ:
TCVN ISO - M06 khối lượng bản thân của ôtô hoàn chỉnh khi xuất xưởng
TCVN ISO - M061 Sự phân bổ khối lượng không tải của phương tiện lên trục đầu tiên
TCVN ISO - M062 Sự phân bổ khối lượng không tải của phương tiện lên trục thứ hai ...vv
TCVN ISO - M15 Tải trọng cho phép lớn nhất của lốp xe
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:1996 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6578:2000 (ISO 3779:1977) về phương tiện giao thông đường bộ - mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - nội dung và cấu trúc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6579:2000 (ISO 3779 : 1983) về phương tiện giao thông đường bộ - mã∙ nhận dạng quốc tế nhà sản xuất (WMI) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Quyết định 1937/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6528:1999 (ISO 612 : 1978) về phương tiện giao thông đường bộ - kích thước phương tiện có động cơ và phương tiện được kéo - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:1996 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6578:2000 (ISO 3779:1977) về phương tiện giao thông đường bộ - mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - nội dung và cấu trúc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6579:2000 (ISO 3779 : 1983) về phương tiện giao thông đường bộ - mã∙ nhận dạng quốc tế nhà sản xuất (WMI) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6529:1999 (ISO 1176 : 1990) về phương tiện giao thông đường bộ - khối lượng - thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6529:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1999
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực