Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10239-1:2013

ISO 1518-1:2011

SƠN VÀ VECNI - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CÀO XƯỚC - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP GIA TẢI KHÔNG ĐỔI

Paints and varnishes - Determination of scratch resistance - Part 1: Constant-loading method

Lời nói đầu

TCVN 10239-1:2013 hoàn toàn tương đương ISO 1518-1:2011.

TCVN 10239-1:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 Sơn và vecni biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10239 (ISO 1518) Sơn và vecni - Xác định độ bền cào xước, bao gồm các phần sau:

- TCVN 10239-1:2013 (ISO 1518-1:2011) Phần 1: Phương pháp gia tải không đổi;

- TCVN 10239-2:2013 (ISO 1518-2:2011) Phần 2: Phương pháp gia tải thay đổi.

 

SƠN VÀ VECNI - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CÀO XƯỚC - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP GIA TẢI KHÔNG ĐỔI

Paints and varnishes - Determination of scratch resistance - Part 1: Constant-loading method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền cào xước của lớp phủ đơn lớp hoặc hệ phủ đa lớp của sơn, vécni hoặc sản phẩm liên quan bằng bút thử xước với một tải trọng quy định ở các điều kiện xác định. Xuyên bút thử xước vào nền, ngoại trừ trường hợp hệ phủ đa lớp, bút thử xước có thể xuyên hoặc vào nền hoặc vào lớp trung gian.

Phương pháp quy định có thể được thực hiện:

a) hoặc phép thử “đạt/không đạt", thử với một tải trọng quy định đặt lên bút thử xước để đánh giá sự phù hợp với quy định kỹ thuật cụ thể;

b) hoặc tác động tải trọng gia tăng vào bút thử xước để xác định tải trọng tối thiểu mà tại đó lớp phủ bị xuyên qua.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 2090 (ISO 15528), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu.

TCVN 5669 (ISO 1513), Sơn và vecni - Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 5670 (ISO 1514), Sơn và vecni - Tấm chuẩn để thử.

TCVN 9760 (ISO 2808), Sơn và vecni - Xác định độ dày màng.

3. Nguyên tắc

Dùng bút thử xước đã được gia tải với tải trọng quy định vạch lên lớp phủ với tốc độ không đổi.

Thông số phép thử được quy định như sau:

- dạng hình học của đầu bút thử xước;

- dải tải trọng thử và mức tăng tải trọng có thể;

- quy trình bút thử xước được hạ xuống lớp phủ;

- tốc độ bút thử xước di chuyển và chiều dài tối thiểu của vết xước.

Kiểm tra vết xước xem lớp phủ có bị xuyên theo mức độ được quy định đối với một tải trọng thử quy định (phép thử đạt/không đạt) hoặc để xác định tải trọng thử tối thiểu cần thiết để xuyên qua.

4. Thiết bị, dụng cụ

4.1. Thiết b thử xước, có hai loại được mô tả tại Hình 1 và Hình 2, có các đặc tính sau:

- Tải trọng thử tác động lên bút thử xước được cố định trên thanh tải trọng, có thể được tạo bởi vật nặng gắn với bút thử xước (xem Hình 1) hoặc bởi vật nặng trượt theo thanh tải trọng có vạch chia (xem Hình 2).

- Tải trọng thử từ 1 N đến 20 N, được điều chỉnh theo mức tăng bằng 0,5 N và chính xác đến 0,2 N.

- T

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10239-1:2013 (ISO 1518-1:2011) về Sơn và vecni - Xác định độ bền cào xước - Phần 1: Phương pháp gia tải không đổi

  • Số hiệu: TCVN10239-1:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản