Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10156-3:2013

ISO 22088-3:2006

CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CHỐNG RẠN NỨT DO ỨNG SUẤT MÔI TRƯỜNG (ESC) - PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP UỐN CONG

Plastics - Determination of resistance to environmental stress cracking (ESC) - Part 3: Bent strip method

Lời nói đầu

TCVN 10156-3:2013 hoàn toàn tương đương ISO 22088-3:2006.

TCVN 10156-3:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61 Chất dẻo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10156 (ISO 22088) Chất dẻo - Xác định độ bền chống rạn nứt do ứng suất môi trường (ESC), bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 10156-1 (ISO 22088-1), Phần 1: Hướng dẫn chung

- TCVN 10156-2 (ISO 22088-2), Phần 2: Phương pháp lực kéo không đổi

- TCVN 10156-3 (ISO 22088-3), Phần 3: Phương pháp uốn cong

- TCVN 10156-4 (ISO 22088-4), Phần 4: Phương pháp ấn bi hoặc kim

- TCVN 10156-5 (ISO 22088-5), Phần 5: Phương pháp biến dạng kéo không đổi

- TCVN 10156-6 (ISO 22088-6), Phần 6: Phương pháp tốc độ biến dạng chậm

 

CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH Đ BN CHỐNG RẠN NỨT DO ỨNG SUẤT MÔI TRƯỜNG (ESC) - PHN 3: PHƯƠNG PHÁP UỐN CONG

Plastics - Determination of resistance to environmental stress cracking (ESC) - Part 3: Bent strip method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền chống rạn nứt do ứng suất môi trường (ESC) nhựa nhiệt dẻo khi chúng phải chịu biến dạng uốn không đổi khi có mặt các tác nhân hóa học.

ESC được chỉ thị bởi sự thay đổi của đặc tính biểu thị được chọn lựa thích hợp của các mẫu chịu biến dạng với thời gian xác định trong môi trường. Phương pháp thử nghiệm phù hợp để xác định độ bền của các tấm và mẫu thử phẳng, đặc biệt là xác định độ nhạy với ESC của các vùng bề mặt cục bộ của các mẫu.

Phương pháp uốn cong mẫu thích hợp để xác định ESC gây ra bởi các chất khí và các chất lỏng cũng như các chất rắn chứa các chất có khả năng khuếch tán lên bề mặt (ví dụ các keo dán polyme và các vật liệu chứa các chất hóa dẻo) khi tiếp xúc với polyme nhất định.

Phương pháp này được ưu tiên sử dụng để xác định độ bền chống rạn nứt do ứng suất môi trường (ESC) của chất dẻo ở thể rắn chỉ biểu hiện phục hồi ứng suất vừa phải trong một thời gian thử nghiệm.

Thử nghiệm này chủ yếu là để phân loại và không có mục đích cung cấp dữ liệu để sử dụng cho thiết kế hoặc dự đoán tính năng.

CHÚ THÍCH: Đối với thử nghiệm biến dạng không đổi, tham khảo TCVN 10156-5 (ISO 22088-5). Đối với thử nghiệm tải không đổi, tham khảo TCVN 10156-2 (ISO 22088-2).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4501-2 (ISO 527-2), Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 2: Điều kiện thử nghiệm đối với chất dẻo đúc và đùn

TCVN 10156-1:2013 (ISO 22088-1:2006), Chất dẻo - Xác định độ bền chống rạn nứt do ứng suất môi trường (ESC) - Phần 1: Hướng dẫn chung

ISO 178, Plastics - Determination of flexural properties (Chất dẻo - Xác định các tính chất uốn)

ISO 179-1, Plastics - Determination of Charpy impact properties - Part 1: Non-instrumented impact test (Chất dẻo - Xác định các tính chất va đập Charpy - Phần 1: Thử nghiệm va đập không có thiết

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10156-3:2013 (ISO 22088-3:2006) về Chất dẻo - Xác định độ bền chống rạn nứt do ứng suất môi trường (ESC) - Phần 3: Phương pháp uốn cong

  • Số hiệu: TCVN10156-3:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản