Hệ thống pháp luật

22TCN 252:1998

Có hiệu lực từ ngày 18/10/1998

QUY TRÌNH THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

LỚP CẤP PHỐI ĐÁ DĂM TRONG KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG ÔTÔ

 

1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu lớp móng trên và lớp móng dưới của kết cấu áo đường ôtô bằng vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD).

Các lớp móng bằng vật liệu cấp phối tự nhiên (cấp phối sỏi, cuội, cát; cấp phối đồi...) và các loại cấp phối có cốt liệu bằng xỉ lò... không thuộc phạm vi áp dụng của quy trình này.

1.2. Định nghĩa và phân loại CPĐD

1.2.1. CPĐD ở đây được hiểu là một hỗn hợp cốt liệu, sản phẩm của một dây chuyền công nghệ nghiền đá (sỏi), có cấu trúc thành phần hạt theo nguyên lý cấp phối chặt, liên tục.

1.2.2. CPĐD dùng làm lớp móng trong kết cấu áo đường, đường ôtô có 2 loại sau:

loại I và loại II.

- Loại I: Toàn bộ cốt liệu của loại này (kể cả cỡ hạt nhỏ và hạt mịn) đều là sản phẩm nghiền từ đá sạch, mức độ bị bám đất bẩn không đáng kể, không lẫn đá phong hoá và không lẫn hữu cơ;

- Loại II: Cốt liệu là loại đá khối nghiền hoặc sỏi cuội nghiền, trong đó cỡ hạt nhỏ từ 2,0mm trở xuống có thể là khoáng vật tự nhiên không nghiền (bao gồm cả đất dính) nhưng không được vượt quá 50% khối lượng đá dăm cấp phối.

Được gọi là sỏi cuội nghiền khi tổng diện tích mặt vỡ phải chiếm từ 50% trở lên so với toàn bộ diện tích hạt sỏi cuội.

Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu đối với CPĐD loại I và loại II được quy định ở mục 2, bảng 2.1.

1.3. Phạm vi và điều kiện sử dụng các loại CPĐD trong kết cấu áo đường

1.3.1. CPĐD loại I được sử dụng làm lớp móng trên của kết cấu áo đường có tầng mặt là loại cấp cao A1, A2 kể cả đối với trường hợp làm mới và tăng cường trên mặt đường cũ (phân cấp loại tầng mặt áo đường theo "Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN - 211 - 93").

Trong trường hợp dùng làm lớp móng trên của kết cấu có tầng mặt là loại cấp cao A1 thì trước khi rải các lớp mặt bê tông nhựa nhất thiết phải tưới thấm một lớp nhựa gốc bi tum trên mặt lớp móng CPĐD bằng nhựa lỏng Cutback hoặc nhựa pha dầu 1,0 kg/m2 hoặc bằng nhựa nhũ tương phân tách nhanh 1,5 ÷ 1,6 kg/m2 (hàm lượng nhựa trong nhũ tương 50 ÷ 60%).

1.3.2. CPĐD loại II được sử dụng làm lớp móng dưới cho loại kết cấu áo đường có tầng mặt

là loại cấp cao A1 và được sử dụng làm lớp móng trên cho kết cấu áo đường có tầng mặt là loại cấp cao A2 hoặc cấp thấp B1. Khi làm lớp móng trên cho kết cấu áo đường có tầng mặt là loại cấp cao A2 cũng phải tưới lớp nhựa thấm như quy định tại 1.3.1.

1.3.3. Để có thể lu lèn chặt đạt yêu cầu, lớp vật liệu CPĐD phải được rải trên nền phía dưới đủ cứng; do vậy, nếu dùng làm lớp móng dưới thì lớp kết cấu phía dưới không phải là cát và phải có trị số mô đun đàn hồi E ≥  400 daN/cm2 hoặc CBR ≥  7;

1.4. Không được dùng phương pháp trộn ở trạm trộn dọc tuyến hay trộn trên đường để sản xuất hỗn hợp CPĐD. Đối với CPĐD loại II, khi sản phẩm nghiền không đủ tỷ lệ cỡ hạt nhỏ thì được trộn thêm cỡ hạt nhỏ dưới 2,0mm không nghiền cũng phải tiến hành ngay ở xí nghiệp gia công để đảm bảo chất lượng trộn đều (bảo đảm cân đong chính xác và trộn kỹ).

2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬT LIỆU CPĐD

Phải đảm bảo 6 chỉ tiêu nêu ở bảng 2.1

Bảng 2.1

I. Thành phần hạt (Thí nghiệm theo TCVN 4198 - 95)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 252:1998 về quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ôtô

  • Số hiệu: 22TCN252:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 18/10/1998
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản